Danh mục

Thiếu Lâm Tự - Thăng Trầm Qua Các Thời Đại

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 102.26 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tháng 8-2004, Thiếu Lâm Tự đã tung lên mạng công bố rộng rãi những bí kíp công phu được giữ kín hàng ngàn năm nay như “Dịch cân kinh”, “Tẩy tủy kinh”, “72 tuyệt kỹ”, công phu điểm huyệt… khiến cho Thiếu Lâm Tự giống như trong tiểu thuyết võ hiệp, lại một lần nữa làm cho “náo động giang hồ”Tu viện quân sự.Tổ đình Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (ngoài ra còn có nam Thiếu Lâm Tự ở Tuyền Châu, Phúc Kiến; bắc Thiếu Lâm Tự ở Kế Huyện, Hà Bắc) là một ngôi chùa cổ ẩn dưới...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thiếu Lâm Tự - Thăng Trầm Qua Các Thời Đại Thiếu Lâm Tự - Thăng Trầm Qua Các Thời Đại Tháng 8-2004, Thiếu Lâm Tự đã tung lên mạng công bố rộng rãi nhữngbí kíp công phu được giữ kín hàng ngàn năm nay như “Dịch cân kinh”, “Tẩytủy kinh”, “72 tuyệt kỹ”, công phu điểm huyệt… khiến cho Thiếu Lâm Tựgiống như trong tiểu thuyết võ hiệp, lại một lần nữa làm cho “náo độnggiang hồ” Tu viện quân sự. Tổ đình Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (ngoài ra còn có nam Thiếu Lâm Tự ởTuyền Châu, Phúc Kiến; bắc Thiếu Lâm Tự ở Kế Huyện, Hà Bắc) là mộtngôi chùa cổ ẩn dưới Ngũ Nhũ Phong, trong bóng âm của núi Thiếu Thấtthuộc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Chùa được thành lậptừ năm Thái Hòa thứ 19 đời Bắc Ngụy (năm 495), trụ trì là cao tăng Ấn ĐộBạt Đà. Thiếu Lâm Tự là một cổ tự nổi tiếng, lại ở gần kinh thành của haitriều Đường, Tống, được các quý tộc công thần, văn nhân nho sĩ đến dungoạn ngâm vịnh rất đông. Nhưng có điều lạ là trong văn chương Đường,Tống lại cực ít nhắc đến võ công Thiếu Lâm Tự, phần nhiều chỉ ca tụngphong cảnh, chỉ đến giữa đời Minh mới có một số văn nhân nói đến, nh ưTung du ký của Vương Sĩ Tuấn viết: “Võ tăng biểu diễn mỗi người mỗi vẻ,côn quyền vùn vụt như bay, trong có người đánh Hầu quyền, nhảy nhót múamay giống như khỉ thật”. Xét qua lịch sử Thiếu Lâm Tự có thể thấy ngôi chùa này gắn liền vớicác nhân vật tôn giáo, chính trị, quân sự nổi tiếng Trung Hoa nh ư Bồ Đề ĐạtMa, Đường vương Lý Thế Dân, Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, Thích KếQuang, Du Đại Du, Trình Tông Du…Đó là một trong những điểm đặc biệtmà những nơi khác không có được, góp phần tạo nên danh tiếng “ThiếuLâm Bắc Đẩu”, hình thành một “tu viện quân sự” hùng mạnh. Hình bóng Đạt Ma và Lý Thế Dân Tương truyền năm 527, Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) từ Thiên Trúctheo đường biển sang Nam Hải (Quảng Châu, Quảng Đông ngày nay) hộikiến Lương Võ Đế nhưng cơ duyên không hợp nên vượt sông ngược dòngđến Thiếu Lâm Tự. Sau đó chùa dần dần mở rộng, tăng chúng ngày càngđông, danh tiếng ngày càng lớn, Thiếu Lâm Tự trở thành Tổ đình Thiềntông. Đạt Ma được tôn là Sơ tổ Thiền tông Phật giáo Trung Hoa, thiền pháptu hành của Thiền tông gọi là “bích quán”, tức tĩnh tọa đối mặt vào vách. Dongồi xếp bằng lâu ngày rất dễ gây mệt mỏi, Đạt Ma thấy tăng chúng thân thểyếu đuối, tinh thần uể oải mới đem “Dịch cân kinh”, “Tẩy tủy kinh” -phương pháp cường thân của Ấn Độ cổ truyền bá. Trước đây, nhiều người cho rằng Đạt Ma đã sáng chế ra Đạt Ma kiếm,La Hán thập bát thủ, truyền dạy cho tăng chúng luyện tập. Do đó mới nóiThiếu Lâm quyền là do Đạt Ma sáng lập ra, “Thiên hạ công phu xuất ThiếuLâm”. Kỳ thực vào thời Nam Bắc triều, tỉnh Hà Nam là nơi chiến loạn, binhlửa triền miên, vì để bảo vệ tài sản của chùa, Thiếu Lâm Tự ngay từ khi xâydựng đã lập đội tăng binh vũ trang, đương thời nhiều tự viện, miếu đườngcác nơi khác cũng đều như thế cả. Tăng chúng trong Thiếu Lâm Tự từngđánh đuổi một băng thổ phỉ đến cướp tự khí trong chùa, sau bị “bọn chúnglén phóng hỏa đốt tháp viện, phòng ốc bên trong đều thành tro tàn” (biachùa Thiếu Lâm). Những khảo sát gần đây cho thấy những chiêu thức trongĐạt Ma kiếm, La Hán thập bát thủ có phong cách tương đồng với chiêu thứcquyền kiếm Trung Hoa vốn đã định hình từ đời Hán, Tam Quốc. Cuối đờiTùy, quần hùng cát cứ, Thiếu Lâm Tự ở vào giữa khu giao chiến giữaĐường vương Lý Uyên và Trịnh vương Vương Thế Sung. Vương Thế Sungcó ý muốn chiếm Thiếu Lâm Tự, vì thế đội tăng binh vũ trang trong chùađược tăng cường tối đa để bảo vệ chùa. Năm Võ Đức thứ 3(620), con LýUyên là Tần vương Lý Thế Dân đem 4 vạn tinh binh đông chinh đánh bạiđại tướng Đơn Hùng Tín, trực chỉ Hàm Dương. Lúc này Thiếu Lâm Tự nắmbắt thời cơ, trụ trì Chí Tháo cùng các võ tăng Đàm Tông, Huệ Dương đưatăng binh theo hỗ trợ Đường vương, lập nhiều công lớn, nổi tiếng nhất làtrận “13 côn tăng cứu Đường vương”, bắt sống cháu Vương Thế Sung làVương Nhân Tắc, bức hàng Vương Thế Sung, được Lý Thế Dân ban thưởngrất hậu. Nhờ đó sau khi triều Đường thống nhất thiên hạ bèn ban cho ThiếuLâm Tự “40 khoảnh đất, 1 bộ trục nước, nhận nhiều ân sủng, lập chốn tuhành từ đời này sang đời khác”, phong Đàm Tông làm Đại tướng quân. Từ đó có thể thấy, Thiếu Lâm Tự vang danh khắp nơi, khởi đầu là docác võ tăng chọn được thời cơ chính trị thích hợp, được giai cấp thống trịche chở. Theo “Tung Nhạc Thiếu Lâm Tự bi” thì Chí Tháo đại sư suất lĩnhtăng chúng đại phá quân Vương Thế Sung, bắt sống Vương Ích Tắc, chắcchắn con số võ tăng tham gia chiến trận không phải ít, sau này cho là “13côn tăng cứu Đường vương” sợ rằng khó tránh khỏi hư cấu. Thiếu Lâm Tự được triều Đường tin tưởng và che chở, tiếp tục duy trìđặc quyền huấn luyện tăng binh vũ trang. Vào cuối đời Đường, các phiêntrấn có tình trạng cát cứ. Sách “Tư trị thông giám” của Tư Mã Quang ghirằng: Vào năm Nguyên Hòa thứ 10 (815), võ tăng Thiếu Lâm là Viên Tịnhliên kết với Thanh Châu tiết đ ...

Tài liệu được xem nhiều: