Thơ haiku là thể thơ rất ngắn gọn, chỉ có 3 câu, 17 âm tiết. Đề tài trong thơ haiku đơn sơ, giản dị, không gian nhỏ bé, gần gũi, thời gian thường là thời gian hiện tại. Một bài thơ haiku như một lát cắt của dòng chảy không - thời gian nhưng là lát cắt không thể tách rời trong sự vận hành không ngừng nghỉ của vũ trụ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ haiku của Masuo Basho
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 64-71
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn
THƠ HAIKU CỦA MASUO BASHO
Đào Thị Thu Hằng
Phòng Tạp chí & TTKHCN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Masuo Basho là nhà thơ vĩ đại của Nhật Bản, ông chính là người xây
dựng nên thể thơ haiku độc đáo của xứ Phù Tang. Thơ haiku là thể thơ rất ngắn
gọn, chỉ có 3 câu, 17 âm tiết. Đề tài trong thơ haiku đơn sơ, giản dị, không gian
nhỏ bé, gần gũi, thời gian thường là thời gian hiện tại. Một bài thơ haiku như một
lát cắt của dòng chảy không - thời gian nhưng là lát cắt không thể tách rời trong sự
vận hành không ngừng nghỉ của vũ trụ.
Từ khóa: Masuo Basho, thể thơ, cảm thức thẩm mĩ, không gian, thời gian.
1. Mở đầu
Masuo Basho là thi sĩ vĩ đại của xứ Phù Tang, nơi mà hoa anh đào và thể thơ haiku
chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Basho tên thuở nhỏ là Masuo
Munefusa. Đa phần các cứ liệu lịch sử đều cho rằng ông sinh năm 1644 trong một gia
đình samurai (võ sĩ đạo) cấp thấp ở xứ Iga và đã từng làm tiểu đồng cho một lãnh chúa.
Nhưng từ năm 24 tuổi, sau khi con trai lãnh chúa – cũng là người bạn thân thiết của Basho
qua đời, ông trở thành người tự do và bắt đầu nghiên cứu cổ văn Nhật Bản, Trung Quốc và
cả thư pháp. Trải qua nhiều công việc khác nhau, cuối cùng Basho trở thành người giảng
dạy thơ haikai, thể thơ mà sau này ông sẽ phát triển, cải biến để khai sinh ra một thể thơ
mới, độc đáo, đó chính là haiku. Cái tên Basho gắn liền với ông kể từ khi ông về sống ở
một căn lều nhỏ do những người ái mộ và học trò dựng tặng. Trong vườn có trồng cây
chuối (ba tiêu: cây chuối) vì thế ông tự gọi mình là Basho và nơi mình ở là Ba tiêu am.
Năm 1684, ông bắt đầu cuộc đời lữ nhân. Từ đó ông cho ra đời rất nhiều tập thơ (xen lẫn
văn xuôi – vốn là phong cách của văn chương truyền thống Nhật Bản). Trong nghiên cứu
này, chúng tôi sử dụng bản dịch thơ từ nguyên tác tiếng Nhật của các dịch giả Vĩnh Sính
và Nhật Chiêu.
Ngày nhận bài 7/6/2012. Ngày nhận đăng 20/12/2013.
Liên lạc Đào Thị Thu Hằng, e-mail: thuhangdao06@yahoo.com
64
Thơ haiku của Masuo Basho
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Nguồn gốc và thể thơ Haiku
Haiku ra đời vào thế kỉ XVII và Basho chính là ông tổ của thể thơ này. Từ bài hài
liên ca (Haikai no renga), một thể thơ mang tính chất trào lộng đời thường, một bài thơ
sáng tác theo ngẫu hứng của nhiều tác giả và số lượng câu chữ nhiều hơn, Basho đã sáng
tạo thành một dạng thức thơ độc đáo, chỉ với 17 âm tiết, ngắt ra làm ba dòng theo thứ tự
thông thường 5/ 7/ 5. Đặc biệt hơn, Basho đã thổi vào haiku một âm hưởng tâm linh bác
học và tao nhã nhưng cũng rất hồn hậu đời thường mà liên ca không có.
Về mặt hình thức, có thể nói haiku là thể thơ ngắn nhất thế giới, chỉ với 17 âm tiết.
Khi chuyển ngữ từ tiếng Nhật sang các ngôn ngữ Latinh, người ta thường quen cảm nhận
đó là một bài thơ có ba câu nhưng thực chất đó là một câu thơ được ngắt ra làm ba dòng.
Tuy nhiên vẫn có những bài haiku có tới 19 âm tiết (5/ 9/ 5) như bài thơ về “con quạ” của
Basho mà chúng tôi sẽ giới thiệu dưới đây, còn nói chung, các bài haiku thường tuân thủ
theo nguyên tắc 5/ 7/ 5.
Một điều đặc biệt nữa là một bài thơ haiku thường không có nhan đề. Các tập thơ
haiku thường được tuyển theo mùa hoặc chủ đề như tập thơ về mùa xuân, về tình yêu.
Bên trong mỗi tập thơ, từng bài thơ lại được đánh số thứ tự, nhưng khi bình thơ, người ta
thường gọi tên bài thơ theo đối tượng thẩm mỹ trong bài. Chẳng hạn với bài thơ “Ao cũ/
con ếch nhảy vào/ vang tiếng nước xao” thì được gọi là bài thơ “con ếch”, hay bài “Quán
bên đường/ các du nữ ngủ/ trăng và đinh hương” thì được gọi là bài “du nữ”.
2.2. Đề tài và nội dung
Đề tài trong thơ haiku nói chung cũng như trong thơ Basho rất đỗi giản dị. Đó là
những sự vật, sự việc nho nhỏ trong đời sống. Những “sự vật nhỏ bé” ấy nhiều khi giản dị
đến bất ngờ, đó có thể là một một âm thanh (tiếng ve kêu, tiếng vượn hú, tiếng chim đỗ
quyên), một hình ảnh (cánh hoa đào, nạm tóc mẹ, một chú khỉ)... Nhưng những sự vật sự
việc ấy lại luôn được đặt trong cái chỉnh thể, cái toàn diện của vũ trụ, chúng được phản
ánh thật hồn nhiên đúng như bản thể của chúng trong tự nhiên. Như vậy, đề tài và nội
dung mỗi bài thơ haiku luôn nằm trong một chỉnh thể tưởng như bất chợt nhưng lại vô
cùng chặt chẽ.
Về nội dung, mỗi bài thơ haiku đều có một tứ thơ nhất định, thường chỉ ghi lại một
phong cảnh với vài sự vật cụ thể, trong một thời điểm nhất định để từ đó khơi gợi lên một
xúc cảm, một suy tư nào đó thuộc về thiên nhiên, con người. Thơ ca Nhật Bản, nằm trong
vùng văn hóa đồng văn nên có ảnh hưởng của thi học Trung Hoa là điều khó tránh khỏi.
Tuy nhiên, người Nhật sớm biết tinh lọc để haiku trở thành một thể th ...