Danh mục

Thơ lãng mạn Trung Hoa - Từ Khuất Nguyên đến Lý Bạch và Lý Hạ _4

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 197.19 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1. Mở đầu Đặc tính văn học Trung Quốc, Lâm Ngữ Đường nhận xét: “Văn học Trung Quốc gồm hai loại khác nhau. Một loại có tính chất giáo huấn và một loại có vẻ hoa mỹ khiến người ta ưa thích, loại văn trên là công cụ truyền đạt những chân lý
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ lãng mạn Trung Hoa - Từ Khuất Nguyên đến Lý Bạch và Lý Hạ _4 Thơ lãng mạn TrungHoa - Từ Khuất Nguyênđến Lý Bạch và Lý Hạ 1. Mở đầu Đặc tính văn học Trung Quốc, Lâm Ngữ Đường nhận xét: “Văn học TrungQuốc gồm hai loại khác nhau. Một loại có tính chất giáo huấn và một loại có vẻ hoa mỹkhiến người ta ưa thích, loại văn trên là công cụ truyền đạt những chân lý, tức là lối văn “Văndĩ tải đạo”, loại sau phát xuất do tâm tính tức là “Văn trữ tình”. Hai loại văn này khác nhaurất rõ. Loại trên thuộc về khách quan, thuyết minh các vấn đề, loại sau thuộc về chủ quan, tỏtình cảm riêng tư”(1). Với cái nhìn phương Tây, Will Durant nhận xét về thơ cổ điển Trung Hoa: “Nó khôngưa tỉ dụ, so sánh, nói bóng bẩy mà chỉ gợi cho ta về đề tài thôi. Nó tránh sự phóng đại, nhữngcảm xúc nồng nàn; người nào có óc già dặn cũng thích giọng kín đáo của nó, thích những ýtại ngôn ngoại của nó, hiếm thấy giọng lãng mạn lắm…” (2). Trong văn học phương Đông, thơ ca lãng mạn chưa bao giờ hình thành một trào lưuriêng với một hệ thống quan niệm sáng tác đầy đủ. Nhưng tính lãng mạn gần với chất trữ tìnhcủa thơ (thuật ngữ thơ trữ tình có khi được dùng để chỉ thơ lãng mạn), lãng mạn vẫn là mộtdòng chảy ẩn sâu nuôi xanh hồn thơ muôn thuở. Dưới lớp đất rắn chắc của chủ nghĩa cổ điển,nhiều khi dòng chảy ấy quá dào dạt mà trào tuôn mang dạng thức cầu vồng lấp lánh. KhuấtNguyên (340-278 trước CN), Lý Bạch (701-762), Lý Hạ (790-816) là những lần dòng chảyấy hiển lộ trên mặt đất. Khuất Nguyên là sự khởi đầu vĩ đại mà “những thi nhân đời sau có cátính và xúc cảm mạnh mẽ… đều nhận được sự gợi mở từ Khuất Nguyên”(3). Lý Bạch hướngvề Khuất Nguyên với những lời ca tụng tót vời “Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyệt”, LýHạ thì “Sở từ đeo sau khuỷu, Đau lòng học Sở ngâm…”, “Người tài đời Đường đềutheo Kinh Thi mà chỉ riêng có Lý Bạch, Lý Hạ theo Ly tao” (Diêu Văn Tiếp). Tuy vậy, tùytheo dấu ấn thời đại, tài năng, cá tính… mà chiếc bóng của Khuất Nguyên in vào thơ mỗingười không giống nhau. 2. Chủ nghĩa lãng mạn phương Tây hình thành trên nền sản xuất tư bản với ý thức dânchủ. Một điều tương tự như vậy không xuất hiện ở phương Đông nói chung và Trung Hoanói riêng. Chủ nghĩa cổ điển ngự trị ở đây hàng ngàn năm với hệ thống điển chế, quy phạmchặt chẽ gắn liền với ý thức hệ Nho giáo. Quan niệm Nho gia “khắc kỷ phục lễ” không chỉchi phối cách hành xử trong xã hội mà còn để vết di trong thơ. Không phải thơ ca không cócái tôi – “làm thơ không thể không có cái tôi” (Viên Mai) – mà cái tôi bị chế ước theo khuônmẫu không tiện trực tiếp phô bày, chỉ lặng lẽ ẩn mình trong cách nhìn nhận, ứng xử, tháiđộ… của nhà thơ đối với thế giới. Chính vì điều này, một thời gian dài thơ cổ điển đã bị ngộnhận là không có cái tôi. Nếu Nho giáo chủ yếu góp phần hình thành cái tôi xã hội thì Đạo giáo tạo điều kiệnrộng rãi hơn cho cái tôi cá nhân cá tính phát triển. Quan niệm thuận theo tự nhiên, chủ trươnggiải phóng con người khỏi những ràng buộc để đạt đến tự do như trời đất – Đạo giáo phù hợpcho cái tôi cá nhân. Góp phần làm nên cái tôi cá nhân trong thơ còn phải kể đến huyền thoạitôn giáo cổ sơ . Từ Kinh Thi đến Ly tao, thơ ca Trung Hoa đã có bước tiến dài từ “dàn đồng ca” đếntiếng nói trữ tình cá nhân đầu tiên, từ tiếng thơ có sự “khắc chế”, “ôn hòa” đến chỗ “giảiphóng về mặt tình cảm”. Có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do Kinh Thi nằm trong vùngvăn hóa phương Bắc chịu ảnh hưởng của Nho gia, trong khi Ly tao thuộc về vùng văn hóaphương Nam chịu ảnh hưởng của Lão giáo và tôn giáo dân gian. “Thế kỷ thứ IV trước CN,nước Sở thời Chiến Quốc với nền tảng văn hóa độc đáo của mình, cộng thêm ảnh hưởng củavăn hóa phương Bắc, đã hun đúc cho ra đời nhà thơ vĩ đại Khuất Nguyên”(4). Tinh thần lãngmạn chủ nghĩa của thần thoại đã được Khuất Nguyên tiếp thu, đặt nền tảng cho những sángtác văn học lãng mạn sau này. Đỉnh cao văn hóa Thịnh Đường với sự lên ngôi của cả Nho –Phật – Đạo đã hình thành nên thi tài Lý Bạch, trong đó vai trò nổi bật vẫn thuộc về Đạo giáo.Lí Bạch cũng từ phương Bắc đến, sông nước Giang Nam xinh đẹp đã tạo nên hiệu ứng thẩmmỹ “khác lạ” với ông. Từ những đóa phù dung của Khuất Nguyên – đại biểu của nền văn hóađất Sở, người khai sáng truyền thống tỷ hứng “chim đẹp hoa thơm ví cho sự trung trinh”(Thiện điểu hoa hương dĩ tỷ trung trinh) – đến những cô gái hái sen xinh tươi, hoạt bát, ethẹn, dần trọn vẹn đáng yêu trong Thái liên khúc của Thanh Liên cư sĩ là cả một quá trình màDu Hương Thuận gọi là sự “tự chuộc mình” (Hái sen từ dân ca – cung đình hóa – lấy lại bảnsắc vốn có mà bay lên sắc thái mới)(5). Qua thời cực thịnh, hồn thơ Lý Hạ lại tìm về nươngnhờ mảnh đất thần thoại hồn nhiên muôn đời mang tinh thần thơ ca. Dễ dàng nhận ra thế giới thần thoại buổi đầu ngự trị trong thơ Khuất Nguyên, đậmnhạt trong thơ Lý Bạch và trở về đậm đặc trong thơ Lý Hạ. Thần thoại gặp gỡ thơ ca trongtính trẻ thơ – nếu tư duy thần thoại gần với tư duy trẻ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: