Chiều nào cũng vậy. Cứ đến tầm năm sáu giờ là người ta nghe thấy tiếng lê dép lệt bệt của thằng Còi trên con đường đất. Nó từ vườn rau nhà ông Tam trở về. Như mọi khi, trước khi về nhà đánh một giấc dài cho lại sức nó thường ghé qua nhà ông Hai một lát. Lúc thì nó mang cho ông bó rau, lúc thì mấy trái khổ qua, trái bí, trái bầu hoặc vài củ khoai mài sần sùi, méo mó. Và hôm nay, trên tay nó xách đầy một bịch dưa leo ong châm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thợ mộc già Thợ mộc già TRUYỆN NGẮN CỦA BÙI VĂN TUẤNChiều nào cũng vậy. Cứ đến tầm năm sáu giờ là người ta nghe thấy tiếng lê dép lệt bệtcủa thằng Còi trên con đường đất. Nó từ vườn rau nhà ông Tam trở về. Như mọi khi, trước khi về nhà đánh một giấc dài cho lại sức nó thường ghé qua nhàông Hai một lát. Lúc thì nó mang cho ông bó rau, lúc thì mấy trái khổ qua, trái bí, trái bầuhoặc vài củ khoai mài sần sùi, méo mó. Và hôm nay, trên tay nó xách đầy một bịch dưaleo ong châm èo uột. Nó vừa đi vừa nghêu ngao những bài hát không đầu không đuôi, đứtquãng. Rồi nó trố mắt ngạc nhiên khi nhìn thấy ông Hai vẫn còn đang lom khom, đục đẽotrước sân nhà. Mặt trời đã khuất từ lâu. Lũ gà cục cục rủ nhau lên chuồng gần hết. Phía sau vườn,người ta đốt rơm khô thấm nước để hun muỗi cho mấy con bò, khói bay nồng nặc. Ấyvậy mà ông Hai vẫn chưa đi nghỉ. Hôm nay ông làm gì gấp thế? Thằng Còi vừa thắc mắcvừa đi vội về phía ông lên tiếng: - Con chào ông! - Ờ… ờ, Còi mới đi làm về đó hả con? – Ông hỏi mà con mắt vẫn cứ dí sát vào haigốc tre đang đục dở. - Dạ! Ông đóng gì mà tối vậy? - Ông đóng cái chõng tre. Có ông khách ở dưới thành phố Tuy Hòa vừa mới đặt làmhồi sáng. - Bộ gấp lắm hả ông? - Ừ! Họ bảo làm nhanh nhanh, ba ngày sau lên chở. - Vậy là ông vô mánh rồi! Ít bữa lấy được tiền nhớ đãi con một dĩa thịt luộc, rau sốngcuốn bánh tráng ông há! - Thằng Còi vừa nói vừa chạy ra giếng vọt nước xối ào ào. - Được! Một dĩa thấm gì? Ông mua luôn một ký, luộc ăn cho đã. – Ông nói với theobước chân lon ton của nó.*** Hơn mười năm trước, nghề mộc của ông còn được rất nhiều người coi trọng. Họ luônao ước được gởi con đến chỗ ông để học nghề. Từ làng trên đến xóm dưới, hễ ai muốncất nhà cũng đều chạy đến thỉnh ông. Họ chuộng ông không phải do tiền công rẻ, mà vìtính ông kỹ lưỡng, làm đâu ra đó đàng hoàng. Những lúc nghỉ ăn bánh uống trà giữabuổi, ông thường kể với đám thợ thuyền: “Ngày xưa học nghề, ngoài việc tạ lễ nămlượng vàng ròng, ông còn phải làm không công cho thầy Bảy đúng ba năm ròng rã.Nhưng đâu phải ai thầy cũng nhận và ai cũng học được ra nghề vì thầy rất khó. Bởi vậy,những ai có tính tỉ mỉ, sáng dạ, kiên trì và cộng thêm một chút khéo tay mới đeo theonổi… Còn tụi bay bây giờ? Học nghề dễ dãi quá! Ông thấy nhiều đứa mới theo thầy họcđược vài tháng, vừa biết cầm cái đục, cái bào đã sắm đồ nghề đi ra làm riêng. Rồi baythấy đấy! Tụi nó có làm được cái gì cho ra trò đâu? Giỏi lắm thì đi làm mấy cái chuồngheo, chuồng bò chứ có ai cho đụng tới cây đòn dông nhà họ… Học nghề gì cũng vậy?Trước hết phải biết tôn sư trọng đạo. Rồi ra nghề, đi làm, cũng phải có cái tâm, cái đứcmới tồn tại được”. Những năm gần đây, cuộc sống hiện đại đã làm thay đổi khá nhiều bộ mặt cũ kỹ củaxóm làng. Người dân không còn cất nhà theo kiểu ba gian với cột kèo, đòn tay, rui lách…mà họ xây nhà tường, nhà lô, nền ốp gạch bông sáng bóng chẳng khác chi ở phố. Rồi“mốt” sử dụng bàn, ghế, tủ, giường công nghiệp cũng tăng theo, nên nghề mộc truyềnthống đã dần không còn đất sống. Và ông Hai? Đã lâu không còn thấy ai đến kêu đi dựngcái nhà hay đóng cái tủ, cái bàn cho họ nữa. Thế là ông xoay qua đóng chõng tre, hòngkiếm lấy miếng ăn cho qua ngày tháng.*** Thằng Còi tết nay được mười bốn tuổi, nhưng nó đẹt ngắt trông như đứa trẻ vừa mớilên mười. Người nó lép kẹp như xác ve sầu. Mặt mũi cháy đen vì nắng gió. Trán nó hơivồ, mũi tẹt, môi trễ, tai dài, hình thù dị tướng. Song, nó có đôi mắt rất tinh và vô cùnglanh lợi. Bốn năm trước, ba nó đột ngột qua đời do bị cây đè trong một lần đi rừng chặtcây về làm nhà cho người hàng xóm. Chưa đầy một năm sau ngày ba nó mất. Nghe lời rủrê, mẹ nó theo mấy bà mối đi vào Sài Gòn làm tiếp viên cho các nhà hàng rồi bặt tămluôn trong đó. Ở nhà chỉ còn hai ông cháu, sớm tối hủ hỉ với nhau. Hoàn cảnh nhà nóvốn khó khăn lại càng thêm khốn khó. Cuối cùng, nó đành phải bỏ học khi vừa bước qualớp sáu. Nó lặn lội sớm hôm đi làm mọi việc, hầu mong kiếm ít tiền về lo thang thuốc choông. Thoạt đầu, nó đi xuống thành phố phụ người ta bưng phở, rửa chén bát và lau dọnsàn nhà. Với bản chất siêng năng, chịu thương chịu khó, nên nó rất được lòng ông bà chủ.Mỗi tuần, nó xin phép được về thăm ông đến hai lần. Nhưng sau, thấy bệnh tình của ôngngày càng trầm trọng, nên nó quyết định về nhà, phụ làm vườn cho ông bà Tam để tiệnbề chăm sóc. Cho đến một hôm… Lúc nó đang hì hục cuốc đất ở vườn rau thì hay tin ông hấp hối. Nó liền vứt cái cuốcchạy thẳng về nhà… nhưng không còn kịp. Ông đã nhắm mắt xuôi tay. Nó thấy đất trờinhư nổ tung, tối sầm trước mặt. Nó đổ sụp lên người ông, khóc gào thảm thiết. Mọi ngườiđứng xung quanh cũng không kìm được lòng mình, khóc lên thành tiếng. Họ khóc thươngcho cuộc đời của nó. Mới chừng ấy tuổi, mà nó đã chứng kiến quá nhiều cảnh mất mát,đau thương. Liệu nó có còn chịu được nỗi đau quá lớn này không? Rồi nó biết lấy ai đểnương tựa đời mình. Lấy ai để dạy dỗ, vỗ về an ủi nó…Khi nó quỵ ngã, thân hình bé nhỏ đổ ập trên đường, ánh mắt trẻ thơ trở nên ngây dại…thì có bàn tay nhẹ nhàng đến nâng đỡ nó. Rồi bàn tay đó từng bước, từng bước dìu nó trởvề với cuộc sống thực tại, tôi luyện trái tim bé bỏng của nó trở nên cứng cáp hơn, sẵnsàng đối diện với hòan cảnh của mình… Bàn tay gầy guộc và ấm áp đó, không ai khácngoài ông Hai thợ mộc.*** Tắm rửa xong, thằng Còi chạy ngay vào bếp nhóm lửa hâm nồi cá kho và tô canhkhoai cho nóng. Khi nó chuẩn bị xong bữa cơm cũng là lúc ông vừa ráp xong chiếc songcuối cùng vào rườn chõng. Thằng Còi nhanh tay dọn dẹp đồ nghề rồi ông cháu cùng ngồivào bàn ăn bữa cơm chiều. Nó bới cơm mời ông rồi với tay lấy chai rượu thuốc rót vàoly và nói: - Ông làm một ly hén? - Ờ… ờ, để đó cho ông. – Con ăn đi? - Con còn no lắm! Giấc chiều ăn cả rổ hột mít nên tới giờ cái bụng vẫn còn căng cứng. - Vậy thì không ổn rồi! Ăn mấy th ...