Danh mục

Thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy văn học trung đại

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 315.46 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thế kỷ XVI, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc và chi phối một cách tiêu cực đến các phạm trù đạo đức Nho giáo và truyền thống đạo lí dân tộc. Chế độ phong kiến đang dần đánh mất lòng tin vào kẻ sĩ. Vì thế, thơ triết lí trở thành một phương tiện hữu hiệu để phục vụ con người, giải thích cho những biến động của xã hội đương thời.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ triết lí của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong dòng chảy văn học trung đạiTẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 26/2018 51 THƠ TRIẾT LÍ CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC TRUNG ĐẠI Lê Thị Hương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Thế kỷ XVI, xã hội có nhiều biến đổi sâu sắc và chi phối một cách tiêu cực đến các phạm trù đạo đức Nho giáo và truyền thống đạo lí dân tộc. Chế độ phong kiến đang dần đánh mất lòng tin vào kẻ sĩ. Vì thế, thơ triết lí trở thành một phương tiện hữu hiệu để phục vụ con người, giải thích cho những biến động của xã hội đương thời. Nguyễn Bỉnh Khiêm, một mặt đã tiếp thu một cách sáng tạo những nội dung triết lí của các bậc tiền nhân, mặt khác, do xu thế thời đại và để đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử mà thơ triết lí Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều nét độc đáo. Từ khóa: triết lí, biến động, sáng tạo, xu thế, độc đáo Nhận bài ngày 30.8.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.9.2018. Liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hương; Email: ltthuong@hnmu.edu.vn1. MỞ ĐẦU Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm là sự tiếp nối và phát triển từ mộtnền tảng bền vững và rạng rỡ của văn học Nôm trước đó mà trực tiếp là Quốc âm thi tậpcủa Nguyễn Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của các thi nhân thời Hồng Đức. Với trên170 bài thơ, tập thơ của Trình Quốc công in một dấu mốc rất quan trọng đối với quá trìnhvận động và phát triển của thể loại thơ Nôm Đường luật Việt Nam. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tiếp thu nội dung, tư tưởng của triết lí dân gian,triết lí từ văn học viết truyền thống Việt Nam và Trung Quốc trước đó, cùng với vốn hiểubiết sâu rộng được tích luỹ qua quá trình học hành ở Bách gia chư tử, thêm vào đó là sựbiến động dữ dội của thế kỉ XVI, cần có lời giải thích, tiên đoán về tương lai… Tất cảnhững yếu tố đó làm cho nội dung thơ triết lí của Trạng Trình vừa có những nét kế thừa,vừa có những sáng tạo độc đáo, đáp ứng những đòi hỏi của lịch sử.2. NỘI DUNG Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kế thừa nội dung triết lí từ văn học dân gian. Người dân quacuộc sống lao động và sản xuất, qua các cuộc đấu tranh không ngừng với thiên nhiên, với52 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘIcác lực lượng xã hội hàng bao thế kỉ, họ đã đem trí tuệ của mình mà nhận xét cuộc đời.Qua những kinh nghiệm thực tế, họ đã xác lập nên một vũ trụ quan có tính chất duy vậtmộc mạc. Bằng thực tiễn cuộc sống, người nông dân nhận ra rằng vũ trụ không ngừng pháttriển; trong sự phát triển đó, các sự vật tác động lẫn nhau. Những mối tương quan và sự đổidời các hiện tượng tự nhiên và xã hội được nói đến trong nhiều câu tục ngữ, chẳng hạn:Của dễ được thì dễ mất; Ai giàu ba họ, ai khó ba đời; Giàu chiều hôm, khó sớm mai… Cáchiện tượng vận động, phát triển không phải do ngẫu nhiên mà theo một quy luật tất yếu, cónguồn gốc, nguyên nhân, tiền đề - hậu quả: Cái sẩy, nẩy cái ung; Ăn mặn khát nước; Nướcchảy chỗ trũng; Có phúc, có phận; Non chẳng uốn, già đổ đốt… Nhân dân cũng đã thấyđược sự mâu thuẫn, thống nhất giữa nội dung và hình thức, cái bề ngoài với cái thực chất:Chùa nào, Phật ấy; Chùa rách, Phật vàng; Rượu ngon bất luận be sành… Quan niệm vềcon người của nhân dân cũng thật sâu sắc: Người là vàng, của là ngãi; Lòng người như bểkhôn dò; Lưỡi sắc hơn gươm… Đó là những tri thức được người dân rút ra qua cuộc sống hàng ngày, vừa có sức kháiquát, vừa thật sâu sắc và thấm thía. Những tư tưởng triết học bình dân đó đã được kế tục vàphát triển trong tư tưởng triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình tiếp thu từ văn họcdân gian những nội dung triết lí về nhân sinh xã hội. Ông đã học trong văn học dân giannhững tư tưởng triết lí bắt nguồn từ thực tiễn; nói cách khác, từ thực tiễn để nêu lên thànhluận đề triết lí. Nguyễn Bỉnh Khiêm còn kế thừa nội dung triết lí từ văn học viết, trước hết ở văn họcthời Lí - Trần. Văn thơ đời Lí còn lại không nhiều, chủ yếu là những bài kệ của giới Thiềnsư làm trước khi viên tịch để dặn dò các đệ tử, thể hiện những tư tưởng triết học Phật giáo,quan niệm về lẽ vô thường. Chẳng hạn bài Kệ của Thiền sư Vạn Hạnh: “Thân như điện ảnh hữu hoàn vô, Vạn mộc xuân vinh, thu hựu khô. Nhậm vận, thịnh suy vô bố uý, Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”. (Thân người như bóng chớp, có rồi lại không, Cây cối đến tiết xuân thì tươi, đến tiết thu lại héo. Đã nhậm vận thì thịnh hay suy không làm cho sợ hãi. Thịnh hay suy chẳng qua như giọt sương ở đầu ngọn cỏ) Mọi vật, mọi việc luôn biến động vô thường. Con người cũng không thoát khỏi lẽ vôthường ấy. Vì không hiểu rằng vô thường, biến động là sự tất yếu của pháp tướng nên conn ...

Tài liệu được xem nhiều: