Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 110.99 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn cần mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 33-38 THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN - KHÚC CA CAO NGUYÊN Lã Thị Bắc Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì Đổi mới (1986) đã phát triển phong phú, đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những thành tựu đáng ghi nhận. Mảng đề tài viết về miền núi, nếu trước kia ít được quan tâm và mới chỉ xuất hiện những tác phẩm rải rác, chủ yếu là truyện viết về miền núi kháng chiến, ví dụ Hai làng Tà phình và Động Hía của Bắc Thôn; Kim Đồng, Vừ A Dính của Tô Hoài. . . thì tới giai đoạn này đã được quan tâm với sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm viết về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: Chú bé thổi khèn của Quách Liêu, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Truyền thuyết trong mây của Đào Hữu Phương, Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Chân trời mở rộng của Đoàn Lư, Đường về với Mẹ Chữ của Vi Hồng, Đồi sói hú của Nguyễn Quỳnh. . . , và đặc biệt là Dương Thuấn - một mình chiếm lĩnh một sân thơ. Năm 1992, anh trình làng tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải A Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn cần mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương. 2. Nội dung nghiên cứu 1 . Sinh ra và lớn lên ở xứ Tày - Bắc Kạn, yêu hồn nhiên và đắm đuối từ khung cảnh thiên nhiên đến cuộc sống giản dị, đơn sơ của con người vùng cao, Dương Thuấn giới thiệu về quê mình một cách đầy tự hào: Có sông Năng men quanh núi biếc Có hồ Ba Bể nước chảy ngược ra sông Có bản Hon nhà sàn bốn mái đẹp như tranh. . . 33 Lã Thị Bắc Lý Đó còn là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán, những huyền thoại làm mê đắm lòng người. Trong những vần thơ viết cho người lớn, Dương Thuấn cũng không ít lần hồn nhiên thốt lên: Kìa thảo nguyên đẹp là thế Em ơi, sao em chưa ra xem đi Hoa dại nở khắp triền đồi thắm đỏ Ngựa ngồi nửa yên còn một nửa chờ em. . . Thơ Dương Thuấn đã dựng nên một không gian rộng lớn, vừa hùng vĩ vừa lãng mạn; vừa xa xôi lại vừa rất đỗi gần gũi, thân thương và quyến rũ. Đó chính là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ anh. Anh giới thiệu về quê mình bằng một thứ ngôn ngữ thật giản dị, nhưng đó lại chính là Khúc ca ngân mãi trong lòng người: Quê mình Nằm gối hoa lau Đắp chăn bông gạo Quả đứng chờ người hái. . . Ở vùng quê ấy, con người được sống hồn nhiên, vô tư trong sự bao bọc, vỗ về của thiên nhiên, trong cái đẹp vô biên của trời đất. Người và cảnh, cảnh và người giao hòa, quấn quýt với nhau trong một tình yêu bất tận: Nơi đó chỉ có mây và suối Người ngủ cùng mặt trăng (Mách với trẻ con) Bay bay Đâu đâu cũng thấy Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương (Bắt sương) Người đi trong mây gió Trăng xuống chơi trên cỏ Sao trẩy về bản sâu (Cao Bằng) Lên Mã Pí Lèng Bạn sẽ nhìn thấy Trăng rất gần thôi Một bàn tay vẫy Đụng tới trăng rồi (Trăng Mã Pí Lèng) Cảm hứng bao trùm trong những vần thơ anh viết cho con trẻ là niềm tự hào và tình yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng Bắc Kạn. Và anh đã thể hiện tình 34 Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên yêu đó trong khát vọng được giãi bày, được mong muốn giới thiệu quê hương với bè bạn, trong lời mời mọc chân tình mà quyến rũ: Bản Chờ Hoa đang chờ Trẻ con ơi đến chơi Đường lên là đi mây về gió (Mách với trẻ con) Đây như là huyền thoại Đây ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2011, Vol. 56, No. 2, pp. 33-38 THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA DƯƠNG THUẤN - KHÚC CA CAO NGUYÊN Lã Thị Bắc Lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1. Mở đầu Văn học thiếu nhi Việt Nam kể từ thời kì Đổi mới (1986) đã phát triển phong phú, đa dạng về đề tài, thể loại và thực sự đã có những kết tinh nghệ thuật, những thành tựu đáng ghi nhận. Mảng đề tài viết về miền núi, nếu trước kia ít được quan tâm và mới chỉ xuất hiện những tác phẩm rải rác, chủ yếu là truyện viết về miền núi kháng chiến, ví dụ Hai làng Tà phình và Động Hía của Bắc Thôn; Kim Đồng, Vừ A Dính của Tô Hoài. . . thì tới giai đoạn này đã được quan tâm với sự xuất hiện của hàng loạt tác phẩm viết về mọi lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như: Chú bé thổi khèn của Quách Liêu, Một lớp trưởng khác thường của Lương Tố Nga, Truyền thuyết trong mây của Đào Hữu Phương, Kỉ vật cuối cùng của Hà Lâm Kì, Chân trời mở rộng của Đoàn Lư, Đường về với Mẹ Chữ của Vi Hồng, Đồi sói hú của Nguyễn Quỳnh. . . , và đặc biệt là Dương Thuấn - một mình chiếm lĩnh một sân thơ. Năm 1992, anh trình làng tập thơ Cưỡi ngựa đi săn được tặng giải A Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam. Từ bấy đến nay, Dương Thuấn vẫn cần mẫn làm giàu thêm, đẹp thêm những sáng tác của mình. Thực ra, mảng thơ viết cho thiếu nhi chỉ là một phần trong sự nghiệp khá đồ sộ của anh hơn hai mươi năm qua. Nhưng dù viết cho người lớn hay viết cho trẻ em, thì thơ anh vẫn là những trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương. 2. Nội dung nghiên cứu 1 . Sinh ra và lớn lên ở xứ Tày - Bắc Kạn, yêu hồn nhiên và đắm đuối từ khung cảnh thiên nhiên đến cuộc sống giản dị, đơn sơ của con người vùng cao, Dương Thuấn giới thiệu về quê mình một cách đầy tự hào: Có sông Năng men quanh núi biếc Có hồ Ba Bể nước chảy ngược ra sông Có bản Hon nhà sàn bốn mái đẹp như tranh. . . 33 Lã Thị Bắc Lý Đó còn là cỏ cây hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng hò săn bắn, là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán, những huyền thoại làm mê đắm lòng người. Trong những vần thơ viết cho người lớn, Dương Thuấn cũng không ít lần hồn nhiên thốt lên: Kìa thảo nguyên đẹp là thế Em ơi, sao em chưa ra xem đi Hoa dại nở khắp triền đồi thắm đỏ Ngựa ngồi nửa yên còn một nửa chờ em. . . Thơ Dương Thuấn đã dựng nên một không gian rộng lớn, vừa hùng vĩ vừa lãng mạn; vừa xa xôi lại vừa rất đỗi gần gũi, thân thương và quyến rũ. Đó chính là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ anh. Anh giới thiệu về quê mình bằng một thứ ngôn ngữ thật giản dị, nhưng đó lại chính là Khúc ca ngân mãi trong lòng người: Quê mình Nằm gối hoa lau Đắp chăn bông gạo Quả đứng chờ người hái. . . Ở vùng quê ấy, con người được sống hồn nhiên, vô tư trong sự bao bọc, vỗ về của thiên nhiên, trong cái đẹp vô biên của trời đất. Người và cảnh, cảnh và người giao hòa, quấn quýt với nhau trong một tình yêu bất tận: Nơi đó chỉ có mây và suối Người ngủ cùng mặt trăng (Mách với trẻ con) Bay bay Đâu đâu cũng thấy Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương (Bắt sương) Người đi trong mây gió Trăng xuống chơi trên cỏ Sao trẩy về bản sâu (Cao Bằng) Lên Mã Pí Lèng Bạn sẽ nhìn thấy Trăng rất gần thôi Một bàn tay vẫy Đụng tới trăng rồi (Trăng Mã Pí Lèng) Cảm hứng bao trùm trong những vần thơ anh viết cho con trẻ là niềm tự hào và tình yêu tha thiết với bản Hon, với núi rừng Bắc Kạn. Và anh đã thể hiện tình 34 Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn - Khúc ca cao nguyên yêu đó trong khát vọng được giãi bày, được mong muốn giới thiệu quê hương với bè bạn, trong lời mời mọc chân tình mà quyến rũ: Bản Chờ Hoa đang chờ Trẻ con ơi đến chơi Đường lên là đi mây về gió (Mách với trẻ con) Đây như là huyền thoại Đây ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn học thiếu nhi Việt Nam Văn học thiếu nhi Thơ viết cho thiếu nhi Thơ Dương Thuấn Khúc ca cao nguyênGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Sáng tác thiếu nhi của Tô Hoài và tính cách Dế Mèn qua truyện Dế Mèn phiêu lưu ký
17 trang 283 0 0 -
Giáo trình Văn học trẻ em: Phần 1 - Lã Thị Bắc Lý
130 trang 106 0 0 -
Bến Tàu Trong Thành Phố - Xuân Quỳnh
5 trang 96 1 0 -
Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại (Từ sau cách mạng tháng Tám 1945): Phần 2 (Tập 2)
78 trang 95 4 0 -
Truyện dài - Cửa sổ phía đông: Phần 1
135 trang 70 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học Việt Nam: Nhân vật trẻ em trong truyện viết cho thiếu nhi của Võ Diệu Thanh
235 trang 50 0 0 -
Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng: Phần 1
32 trang 40 0 0 -
Giáo trình Văn học thiếu nhi Việt Nam
306 trang 37 0 0 -
tiếng việt và phương pháp dạy học tiếng việt ở tiểu học
206 trang 36 0 0 -
Truyện Hồ sơ á thần - Rick Riordan
143 trang 36 0 0