Danh mục

Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 108.29 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong các bệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau, ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đời sống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ở Việt Nam, THK bàn tay chiếm tỉ lệ 14%, đứng hàng thứ tư trong các vị trí THK thường gặp. Ai hay bị THK bàn tay? THK bàn tay thường hay gặp ở độ tuổi từ 60 - 65 tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiện các biểu hiện của THK bàn tay. Tỉ lệ THK...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổi Thoái hóa khớp bàn tay ở người cao tuổiThoái hoá khớp (THK) bàn tay là một trong cácbệnh khớp thường gặp ở người cao tuổi, gây đau,ảnh hưởng nhiều đến chức năng vận động và đờisống sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Ở ViệtNam, THK bàn tay chiếm tỉ lệ 14%, đứng hàngthứ tư trong các vị trí THK thường gặp.Ai hay bị THK bàn tay?THK bàn tay thường hay gặp ở độ tuổi từ 60 - 65tuổi. Tuy nhiên, từ độ tuổi 55 đã bắt đầu xuất hiệncác biểu hiện của THK bàn tay. Tỉ lệ THK tăng dầntheo tuổi, cao hơn ở nhóm tuổi từ 60 trở lên và caonhất ở nhóm 70 - 79 tuổi. Tuổi cao là yếu tố nguy cơcao nhất của THK, vì lượng máu đến nuôi dưỡngvùng khớp bị giảm sút, sự lão hoá sụn càng rõ, làmcho sụn kém chịu đựng được các yếu tố tác động cóhại lên khớp.Bệnh cũng thường gặp ở nữ giới (75%). Số lượngbệnh nhân nữ mắc THK bàn tay nhiều gấp 3 lần sovới nam giới. Nguyên nhân có thể là do sự thay đổihoóc-môn như estrogen dẫn đến thay đổi tế bào sụnkhớp.Những người béo phì cũng dễ bị THK bàn tay. Cótới 1/3 bệnh nhân THK bàn tay bị béo phì.THK bàn tay thường xuất hiện sau một số bệnh lýbàn tay như sau chấn thương, gãy xương khớp, hoạitử xương, viêm khớp dạng thấp, gút mạn tính, đáitháo đường... Hạt heberden mọc ở khớp ngón xa trong giai đoạn muộn của thoái hóa khớp.Khớp nào dễ bị tổn thương?Bàn tay phải hay bị thoái hóa hơn vì đa số trongchúng ta đều thuận tay phải, dùng nhiều tay phải hơntrong cuộc sống, lao động và sinh hoạt. Trong số 5ngón tay thì các ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa (ngónI, II, III) hay bị thoái hóa nhất do các ngón này phảihoạt động tích cực nhất khi cầm, nắm, mang, váchay xách đồ vật. Còn trong các vị trí khớp của từngngón tay thì khớp ngón xa hay khớp ngón gần, khớpgốc ngón tay cái hay bị THK nhất, liên quan đếnviệc sử dụng các khớp này nhiều nhất khi cầm nắmđồ vật. Đặc biệt, khớp gốc ngón tay cái có hình yênngựa, đảm nhiệm chức năng cầm, nắm đồ vật củabàn tay, do đó dễ bị tổn thương hơn.Dấu hiệu nhận biết THK bàn tayCó 4 dấu hiệu cơ bản của THK bàn tay là gai xương,hẹp khe khớp, đặc xương dưới sụn, hốc xương.Người bệnh thường bị đau khớp bàn tay một bênhoặc cả hai bên, đau khi vận động và giảm khi nghỉngơi. Đau tăng lên khi mặc quần áo, khi cài khuy áo;đau khi nắm bàn tay lại, đau khi rót nước vào cốc vàđỡ đau khi nghỉ ngơi. Đau thường chỉ ở mức độ nhẹvà trung bình. Vào buổi sáng, khi thức dậy, ngườibệnh thấy khớp bị cứng, khó cử động, kéo dài từ 15 -30 phút. Cứng khớp sau khi nghỉ ngơi cũng thườnggặp. Đó là dấu hiệu phá rỉ khớp. Dần dần bàn tay trởnên khó làm các động tác sinh hoạt thường ngàyhơn, phát tiếng lạo xạo khi cử động, các cơ bàn tayteo nhỏ.Ở các giai đoạn muộn, có 1/3 bệnh nhân có các ngóntay bị biến dạng. Khoảng 50% số bệnh nhân THKbàn tay gặp khó khăn khi thực hiện các công việc tựchăm sóc bản thân, nội trợ và các công việc trongsinh hoạt hằng ngày khác như chải đầu, giặt giũ, mặcquần áo, ăn uống, chăm sóc con cháu, bế trẻ nhỏ...Khi có những triệu chứng như trên, người bệnh cầnđi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Có thể sửdụng thêm chụp Xquang bàn tay để chẩn đoán THKbàn tay. Đây là kĩ thuật đơn giản, ít tốn kém, đượcsử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của THKtrong nhiều năm nay

Tài liệu được xem nhiều: