Danh mục

Thoát cốt thư (viêm tắc động mạch chi) (Kỳ 1)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 172.32 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đại cương:1.1. Định nghĩa. Viêm tắc động mạch chi là bệnh thuộc hệ thống thần kinh - mạch máu toàn thân, tiến triển mãn tính. Y học Cổ truyền thường mô tả chứng bệnh này trong chứng “thoát thống, thoát thư, thoát cốt thư, thập chỉ ly lạc...” Bệnh thường khởi phát ở tứ chi nhưng chi dưới bị nhiều hơn. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu là các ngón chân hoặc ngón tay giá lạnh, tê nhức, dần dần đau buốt dữ dội. Đau kéo dài dẫn đến tím tái và hoại tử, loét nát các...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thoát cốt thư (viêm tắc động mạch chi) (Kỳ 1) Thoát cốt thư (viêm tắc động mạch chi) (Kỳ 1) 1. Đại cương: 1.1. Định nghĩa. Viêm tắc động mạch chi là bệnh thuộc hệ thống thần kinh - mạchmáu toàn thân, tiến triển mãn tính. Y học Cổ truyền thường mô tả chứng bệnh nàytrong chứng “thoát thống, thoát thư, thoát cốt thư, thập chỉ ly lạc...” Bệnh thườngkhởi phát ở tứ chi nhưng chi dưới bị nhiều hơn. Đặc điểm lâm sàng thời kỳ đầu làcác ngón chân hoặc ngón tay giá lạnh, tê nhức, dần dần đau buốt dữ dội. Đau kéodài dẫn đến tím tái và hoại tử, loét nát các đầu chi, thậm chí rụng và cụt các đầuchi do hoại tử. Bệnh thường phát ở tuổi thanh niên và trung niên; hiếm thấy ở nữgiới (tại Viện Y học Cổ truyền - Hà nội, Nguyễn Văn Thang thống kê 1000 bệnhán của bệnh nhân bị bệnh này nhưng chưa thấy nữ giới) hay gặp nhiều ở miềnBắc, vùng lạnh. 1.2. Nguyên nhân cơ chế theo Y học hiện đại. + Viêm tắc động mạch chi thực chất là viêm nội mạc các động mạch. Màngnội mạc các động mạch có xu hướng dày lên dẫn đến tình trạng tắc lòng độngmạch gây hoại tử vùng chi tương ứng được động mạch nuôi dưỡng. Thường gặp ởnam giới và ở chi dưới nhưng cũng có khi thấy ở động mạch chi trên, động mạchruột, động mạch vành và động mạch não... + Có nhiều giả thuyết để giải thích. - theo Winiwarter thì chủ yếu do xơ vữa động mạch (atheros cletosis).Thuyết này ít được công nhận vì vữa xơ hay ở những người tuổi cao, khởi phátkhông ở đầu chi. - Giả thuyết tăng adrenalin hay xuất hiện ở bệnh lý tuyến thượngthận của Oppel do sau khi ông xét nghiệm thấy trong máu bệnh nhân bị viêm tắcđộng mạch chi có adrenalin tăng . - Giả thuyết của Silbert cho rằng bệnh do tăng độ quánh của máu. - Giả thuyết của G.P.Zai Xep cho rằng , rối loạn chức năng thần kinhthực vật phân bổ ở các mạch máu do tác động của các kích thích ngoại cảnh. - Kết luận của Hội nghị Ngoại khoa toàn liên bang Nga (27/5/1960):do kích thích ngoại cảnh hay nội sinh (riêng biệt hoặc tổng hợp) ảnh hưởng đếntrung tâm thần kinh thực vật từ từ và lâu dài làm biến đổi liên tục và ngày càngtăng trong hệ thống mạch máu. Tùy theo phản ứng trả lời của cơ thể đối với nhữngbiến đổi trong hệ thống mạch máu mà thể hiện ra bằng các mức độ co thắt mạchmáu khác nhau, điều này có liên quan trực tiếp đến mức độ lạnh, ấm. Kích thíchlạnh và nóng có ý nghĩa rất lớn trong nguyên nhân và trong sự kịch phát của bệnh.Ngoài ra sự nóng , lạnh các đầu chi, dù chỉ có 1 lần cũng có thể gây ra rối loạnthần kinh - mạch máu. - Giả thuyết về kích thích trong vỏ đại não của N.E Vedanski và U - khơ -Tôn Xki: thuyết này cho rằng những phản ứng không bình thường của viêm tắcđộng mạch là do sự cấu tạo lên hiện tượng “ưu thế trội” hay còn gọi là “ổ kíchthích”. Đại não là cơ quan nhạy cảm với tất cả mọi kích thích vào cơ thể qua hệthống tín hiệu 1 và 2, được trả lời bằng xung động bệnh lý đặc biệt: sớm là dẫntruyền đi thẳng tới kích thích phát sinh phản xạ bệnh lý co thắt mạch; muộn là dẫntruyền còn từ trong ra (vì co thắt mạch gây đau) lại gây co thắt mạch máu nhiềuhơn. Kết quả hoạt động phản xạ là gây co thắt mạch máu kéo dài và tái diễn, gâynên tăng sinh lớp cơ và lớp nội mạc động mạch. Việc biến đổi cơ và nội mạc độngmạch dẫn đến thoái hóa bộ phận thần kinh chi phối mạch máu, lòng mạch máu bịhẹp lại và tạo nên cục nghẽn; cuối cùng cục nghẽn bị tổ chức xơ hóa và mạch bịtắc lại hoàn toàn. Giải phẫu bệnh lý: thấy lòng động mạch hẹp, thành dày lên, soi thấy trắngcứng, lớp cơ và nội mạc dày lên, có máu cục dính hay máu cục đã xơ hóa dínhchặt vào thành động mạch. Các đám rối giao cảm quanh thành động mạch bị thoáihóa teo lại, phản ứng liên kết phát triển mạnh có thể là nguyên nhân gây đau trongbệnh này; ngoài ra còn có thể thấy tuần hoàn bằng hệ phát triển. Vi thể thấy hìnhảnhviêm mạch vô khuẩn. Ngoài các quan sát, khám xét như bắt mạch, đo giao động mạch, chụp cảnquang động mạch, người ta hy vọng phát hiện sớm bằng soi vi tuần hoàn độngmao mạch ở động mạch đầu chi, nền móng tay (vì xem mạch, giao động mạch đôikhi cho kết quả không chắc chắn, có khi đau nhiều mạch lại rõ và không đau lạimất mạch) để đánh gía hình thái, chiều dài các quai mao mạch, số lượng maomạch trên 1 vi trường, bề rộng của động mạch, tĩnh mạch và khoảng trung giancủa mạch máu, tính chất của dòng máu chảy (nhanh, chậm, ngắt quãng); tính chấtmàu sắc mao mạch trên vi trường (nhợt nhạt, hồng, đỏ thẫm, tím). Phương phápnày hiện nay được nhiều người sử dụng, tuy nhiên có nhược điểm chưa đưa rađược những số liệu để chẩn đoán phân biệt. Người ta chú ý nhiều đến cách giải thích của tác giả Pháp L.B. Buerger(1908) sau khi nghiên cứu viêm tắc động mạch chi và là người đầu tiên mô tả bệnhnày. Ông cho rằng: bệnh sinh do khuyết tật của hệ thống miễn dịch dịch thể làmcho nội mạc động mạch tăng sinh, dày lên và trở thành kháng nguyên kích thíchsinh kháng thể; phản ứng kháng nguyên - kháng thể diễn biến không ngừng làmtắc lòng động mạch; Ông hy vọng phát hiện sớm bệnh này bằng những test miễndịch. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: