Thông tin tài liệu:
Triệu chứng khách quan: * Triệu chứng cảm giác:- Điểm đau cạnh sống tương ứng với các rễ thần kinh bị thương tổn.- Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào điểm cạnh sống, đau lan theo rễ thần kinh bị thương tổn do TVĐĐ.- Một vài nghiệm pháp: . Nghiệm pháp ép rễ thần kinh cổ: bệnh nhân ở tư thế ngồi ngay ngắn, đầu nghiêng, ưỡn, xoay về bên bệnh đồng thời ấn đầu xuống theo trục cột cột cổ: đau ở điểm cạnh sống tương ứng với rễ thần kinh bị thương tổn ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (Kỳ 3) Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ (Kỳ 3) 3.3.2. Triệu chứng khách quan: * Triệu chứng cảm giác: - Điểm đau cạnh sống tương ứng với các rễ thần kinh bị thương tổn. - Dấu hiệu chuông bấm: ấn vào điểm cạnh sống, đau lan theo rễ thần kinhbị thương tổn do TVĐĐ. - Một vài nghiệm pháp: . Nghiệm pháp ép rễ thần kinh cổ: bệnh nhân ở tư thế ngồi ngay ngắn, đầunghiêng, ưỡn, xoay về bên bệnh đồng thời ấn đầu xuống theo trục cột cột cổ: đau ởđiểm cạnh sống tương ứng với rễ thần kinh bị thương tổn, đau có thể lan theo rễthần kinh (nghiệm pháp ép rễ thần kinh cổ dương tính (+)) (do rễ thần kinh bị éptrong lỗ tiếp hợp khi nghiêng, ưỡn, xoay cột sống cổ, các lỗ tiếp hợp lại) và do đĩađệm bị đè ép làm tăng sự lồi của đĩa đệm sẽ tăng ép rễ thần kinh. . Nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ. Đẩy đầu bệnh nhân theo hướng nghiêng – gấp – xoay về bên lành và giữ cốđịnh vai bên bệnh: sẽ đau dọc theo tễ bị thương tổn (nghiệm pháp căng rễ thầnkinh cổ dương tính). Gấp cổ cho cằm chạm xương ức: sẽ đau dọc theo rễ bị thương tổn, rõ nhấtlà khi TVĐĐ ở đoạn cột sống cổ dưới (nghiệm pháp căng rễ thần kinh cổ dươngtính +), bình thường trong tư thế gấp cổ, tủy sẽ bị kéo dài lên trên, các rễ thần kinhcũng bị kéo dài, các rễ thần kinh cổ dưới bị căng nhiều hơn. * Triệu chứng vận động: liệt ngoại vi chi trên: bại một số cơ ở cánh tay,ngón tay, không giơ tay lên cao được; có thể kèm theo hiện tượng giật bó cơ khicơ đã bị teo rõ; trường hợp bệnh kéo dài nhiều năm sẽ teo cơ bàn tay kiểu Aran-Duchènne. * Giảm phản xạ gân xương do rễ thần kinh chi phối bị thương tổn. 3.3.3. Triệu chứng định khu thương tổn rễ thần kinh cổ: Bảng: Triệu chứng định khu thương tổn rễ thần kinh cổ: Rễ Rối loạn cảm giác Rối loạn MấtTK bị phản xạ (đau, giảm cảm giác, tê vận độngTT bì)C1 Vùng da chỏm đầuC2 Vùng da sau đầu, da phía bên dưới mặt và một phần vành taiC3 Vùng gáy riêng trên bả vai - Cảm giác nói khó do TT dây XII - Khó thở, tức ngực do TT dây hoànhC4 Vùng cơ thang và vùng Ho, nấc, khó thở trên ngoài của cánh tay (teo cơ khi dây hoành bị kích thang, cơ vùng gáy) thích (C3 – C4)C5 Vùng gáy, mỏm vai mặt Yếu cơ delta ngoài cánh tay (hội chứng vai – cánh tay)C6 Mặt trước cánh tay, mặt Yếu cơ ngửa dài, Gân ngoài cẳng tay, ngón tay cái cơ nhị đầu cánh tay, cơ cơ nhị đầu cánh tay trước và trâm quay C7 Mặt sau cánh tay, cẳng tay, 3 ngón giữa Yếu cơ duỗi Gân Đau vùng trước tim, cơn chung ngón tay cơ tam đầu đau thắt ngực (vì rễ C6, C7 phân bố cảm giác cho cơ ngực lớn và bé). C8 Mặt trong cánh tay, cẳng Yếu các cơ gấp Trụ – tay và ngón út ngón tay và cơ bàn tay sấp 3.4. Hội chứng tủy cổ: Do chèn ép tủy lâu ngày đôi khi tới hàng chục năm. Biểu hiện lâm sàngchèn ép tủy cổ ở các mức độ khác nhau: - Tăng trương lực cơ chi dưới, đi bộ khó khăn, đặc biệt có cảm giác bó ởbắp chân khi đi bộ. - Yếu hai chi dưới. - Rối loạn cảm giác ở hai tay. - Tăng phản xạ gân xương hai chi dưới, giảm phản xạ gân xương chi trênhoặc tăng phản xạ gân xương tứ chi. - Một số trường hợp có rối loạn cơ thắt (mót đái không nhịn được, đái dầmcách hồi). Các triệu chứng này có thể được hồi phục nhưng sau một thời gian lại xuấthiện trở lại nhưng ở mức độ nặng hơn. ...