Thời của sách điện tử đã đến. Hiện có nhiều máy đọc sách điện tử (eBook reader) được đưa ra thị trường hoặc đang được chuẩn bị. Một số công ty nghiên cứu thị trường dự báo số lượng máy đọc sách điện tử được tiêu thụ trong năm sau vào khoảng bảy triệu chiếc, sách điện tử sẽ chiếm 5% thị trường xuất bản trong năm năm tới và có thể chiếm đến 90% trong 20 năm tới
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời Của Sách Điện Tử Thời của sách điện tử?Thời của sách điện tử đã đến. Hiện có nhiều máy đọc sách điện tử (eBook reader) được đưa ra thị trườnghoặc đang được chuẩn bị. Một số công ty nghiên cứu thị trường dự báo số lượng máy đọc sách điện tửđược tiêu thụ trong năm sau vào khoảng bảy triệu chiếc, sách điện tử sẽ chiếm 5% thị trường xuất bảntrong năm năm tới và có thể chiếm đến 90% trong 20 năm tới. Đó là nhận định và dự báo được đưa ra vàonăm... 2000. Thời của sách điện tử hiện đã đến hay chưa đến?Những dự báo lạc quan về thị trường sách điện tử vào năm 2000 xuất phát từ sự xuất hiện liên tiếp các loạimáy đọc sách chuyên dùng, mở đầu bởi hai thiết bị mang tên Rocket và SoftBook vào năm 1998. Rocket vàSoftBook có kích thước gần bằng quyển sách bình thường, dùng màn hình đơn sắc, khá nặng (khoảng 1,3kg) và khá đắt (khoảng 600 USD). Những năm sau đó, triển vọng tươi sáng của sách điện tử trôi vào quênlãng. Có ý kiến cho rằng sách điện tử vẫn luôn phát triển đều đặn trên... máy tính cá nhân. Tuy nhiên, nếuchỉ tồn tại trên máy tính cá nhân, sách điện tử rất khó trở thành thương phẩm, không thể tác động đến thịtrường xuất bản, không thể tạo ra thú vui đọc sách như trường hợp sách in. Không chỉ nặng, đắt và tạo cảmgiác không thoải mái cho mắt, các máy đọc sách cách nay mười năm đều kết nối internet một cách chậmchạp qua đường điện thoại bằng modem quay số (có sẵn bên trong máy). Số lượng sách điện tử sẵn sàngcung cấp cho máy không nhiều do các nhà xuất bản không mấy tin tưởng vào sự phổ biến của cách thứcđọc sách mới. Sự thiếu dứt khoát của các nhà xuất bản còn thể hiện ở chỗ sách điện tử được bán với giá xấpxỉ sách in! Máy đọc sách SonyDo sách cung cấp cho máy đọc sách vừa ít, vừa đắt, những người mê đọc sách (đối tượng khách hàng chủyếu mà máy đọc sách hướng đến) không mấy mặn mà với máy đọc sách. Sách điện tử không thoát ra đượctình trạng con gà - quả trứng. Với sự xuất hiện máy đọc sách của Sony (2006), máy đọc sách Kindle củaAmazon (2007) và máy tính bảng iPad của Apple (2010), thị trường sách điện tử bắt đầu chuyển động, kéotrở lại những dự báo lạc quan. Các thiết bị đọc sách mới đều mỏng, nhẹ và rẻ hơn hẳn so với các thiết bịtiền bối, có khả năng kết nối internet băng rộng dựa vào công nghệ Wi-Fi hoặc 3G, lại có khả năng đọcsách thành tiếng, thích hợp với người khiếm thị hoặc người bận rộn. Hầu hết ý kiến của các chuyên viênphân tích thị trường đều cho rằng từ năm 2010 thời của sách điện tử đã đến! Máy đọc sách Kindle 2Máy đọc sách Sony và Kindle đều dùng giấy điện tử. Giấy điện tử là loại màn hình không phát sáng, chỉtiêu thụ điện năng khi cần thay đổi nội dung được hiển thị. Trong trạng thái tĩnh, sự hiển thị chữ và hìnhtrên giấy điện tử giống như giấy bình thường, nghĩa là cần ánh sáng rọi vào. Nhờ vậy, máy Sony hoặcKindle ít gây mỏi mắt so với trường hợp đọc sách trên các loại thiết bị số dùng màn hình phát sáng. Do íttiêu thụ điện năng, máy đọc sách dùng giấy điện tử có thời hạn dùng pin dài đến vài tuần. Trong khi môhình kinh doanh máy đọc sách của Sony có phần giống trường hợp máy nghe nhạc, Amazon là nhà cungcấp sách chuyên nghiệp và máy Kindle gắn liền với cửa hàng trực tuyến Amazon.com. Tuy vậy, máyKindle vẫn cho phép người dùng đọc sách từ những nguồn khác, chẳng hạn từ các thư viện công cộng. Thưviện Sparta (http://www.spartalibrary.com) tại New York là thư viện đầu tiên trên thế giới cho người đọcmượn sách điện tử dưới dạng máy đọc sách Kindle: người dùng có thể đem máy Kindle của thư viện vềnhà, trong đó có sẵn những quyển sách đã mượn. Cuối năm 2009, Amazon đưa ra thị trường máy đọc sáchmới nhất Kindle DX có khả năng tự động điều chỉnh trang sách khi người dùng thay đổi cách cầm máy (ởtư thế dựng đứng hoặc quay ngang). Theo quảng cáo của Amazon, Kindle DX có thể chứa gần hai ngànquyển sách! Đầu năm 2010, Amazon bắt đầu phát hành phiên bản quốc tế của loại máy Kindle DX tại 100quốc gia (trong đó có Việt Nam). iPad cho phép chọn sách từ nhà sách iBooksVới máy tính bảng iPad và cửa hàng sách trực tuyến iBooks (hiện chỉ hoạt động tại Mỹ), Apple dự địnhđứng trên vai Amazon và vươn xa hơn một chút, theo lời của giám đốc điều hành Steve Jobs. Cửa hàngiBooks hoạt động dự vào sự liên kết của Apple với nhiều nhà xuất bản lớn như Penguin Group, Simon &Schuster, Macmillan,... Trong số đó thiếu vắng Random House, nhà xuất bản của những sách bán rất chạycủa tác giả Dan Brown: Da Vinci Code (mật mã Da Vinci), The Lost Symbol (biểu tượng thất truyền).Có không ít ý kiến cho rằng người mê sách sẽ từ bỏ màn hình đơn sắc của Kindle để đến với màn hình sángđẹp rực rỡ của iPad. Không chỉ là máy đọc sách, iPad còn là thiết bị giải trí đa năng, đáp ứng trọn vẹn nhucầu đọc, xem, nghe của mọi người những khi rỗi rảnh. Thực ra, Jeff Bezos - giám đốc điều hành Amazon -đã nghĩ về điều đó từ khi tung ra máy Kindle đầu tiên năm 2007. Ông cho rằng khác với máy giải trí đanăng, máy Kindle tái tạo trọn vẹn niềm vui đọc sách: người đọc sách có thể đắm chìm vào nội dung sáchtrong sự yên tĩnh, thoát khỏi sự quấy nhiễu thường trực của cuộc sống số. Đồng ý với Bezos, nhiều ngườimê đọc sách cho rằng Kindle và iPad không loại trừ lẫn nhau. Kindle thích hợp cho các sách khảo cứu hoặctiểu thuyết, cần đọc lâu, cần nghiền ngẫm. iPad thích hợp cho thể loại truyện ngắn, truyện tranh, truyệnthiếu nhi (có nhiều hình màu) hoặc sách tra cứu, tự điển, tức là những sách gắn liền với việc đọc nhanh.Hiện thời, giấy điện tử chỉ có sắc xám và đáp ứng khá chậm khi thay đổi nội dung. Tuy nhiên, giấy điện tửhiển thị hình màu sẽ xuất hiện trên thị trường trong nay mai. Loại màn hình cảm ứng hai chế độ - chế độhoạt động như màn hình phát sáng và chế độ hoạt động như giấy điện tử - đã trở thành hiện thực trong cácphòng thí nghiệm. Những tiến bộ kỹ thuật có thể thu hẹp sự khác biệt giữa hai lo ...