Thời tiết thay đổi theo mùa, tạo nên khí hậu và vật hậu. Sức khỏe thay đổi theo thời tiết, khí hậu. Dựa vào thời tiết, khí hậu, ta có thể thống kê, so sánh để biết tình trạng sức khỏe cộng đồng và suy ra kế hoạch cung ứng thuốc men cũng như kế hoạch phòng trị bệnh. Chúng ta có thể biết được thời tiết, khí hậu của mỗi vùng qua các ghi nhận, thống kê của cơ quan khí tượng thủy văn và lịch 24 tiết mà người xưa đã kinh nghiệm để lại.Dương lịch và...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời tiết, khí hậu & sức khỏe (Kỳ 1) Thời tiết, khí hậu & sức khỏe (Kỳ 1) Thời tiết thay đổi theo mùa, tạo nên khí hậu và vật hậu. Sức khỏe thayđổi theo thời tiết, khí hậu. Dựa vào thời tiết, khí hậu, ta có thể thống kê, sosánh để biết tình trạng sức khỏe cộng đồng và suy ra kế hoạch cung ứngthuốc men cũng như kế hoạch phòng trị bệnh. Chúng ta có thể biết được thờitiết, khí hậu của mỗi vùng qua các ghi nhận, thống kê của cơ quan khí tượngthủy văn và lịch 24 tiết mà người xưa đã kinh nghiệm để lại. Dương lịch và âm lịch Quả đất tự quay quanh trục của nó và quay quanh mặt trời. Quả đất tự quayquanh trục của nó, một vòng mất 24 giờ. Một nửa quả đất hướng về mặt trời cònnửa kia chìm trong bóng tối, do đó có ngày và đêm. Quả đất đồng thời cũng dichuyển quanh mặt trời, trên một quỹ đạo hình bầu dục cách mặt trời 149.637.000km, đi giáp một vòng là 1 năm - chính xác là 365,256 ngày. Chia số ngày này cho12 tháng ta có mỗi tháng dương lịch được từ 30 hoặc 31 ngày, riêng tháng 2 có 28ngày và cứ 4 năm có một năm nhuận với tháng 2 có 29 ngày. Mặt trăng tự quay quanh nó và di chuyển quanh quả đất chúng ta với chukỳ 27 ngày 7 giờ 43 phút 47 giây. Thế nhưng từ mặt đất ta thấy sự xuất hiện trăngnon tháng này sang trăng non tháng khác là 29 ngày 12 giờ 44 phút 2,78 giây nêntháng âm lịch tính chẵn một tháng là 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (thángđủ). Nếu một năm có 12 tháng tính ra một năm mới chỉ có độ 354 ngày tức khôngkhớp với năm vũ trụ thật sự (365,256 ngày). Do đó âm lịch đặt ra năm nhuận cứkhoảng trên dưới 3 năm lại có một năm nhuận 13 tháng. Chính vì thế Tết ta (mồngmột tháng giêng âm lịch) không rơi vào một ngày nhất định theo hệ mặt trời(dương lịch), mà rơi vào một ngày trong khoảng trước hay sau ngày lập xuân (5/2dl) độ 15 ngày trở lại. Ví dụ mồng một Tết vừa rồi (Mậu Tý 2008) nhằm ngày7/2/2008. Tết năm nay (Kỷ Sửu) nhằm vào ngày 26 tháng 1 năm 2009 trong khiTết Canh Dần năm tới sẽ nhằm ngày 14 tháng 2 năm 2010... Ngày, tháng, năm âmlịch như vậy rõ ràng không chính xác, không cố định, nhưng đối với những ngườidân bình thường, không cần một phương tiện gì trong tay cả họ vẫn có thể cảmnhận được ngày tháng theo tuần trăng tròn, trăng khuyết hoặc theo con nước lên,nước ròng... Do đó âm lịch và tết cổ truyền vẫn cứ tồn tại và tồn tại mãi theo nềnvăn hóa dân tộc. Thời tiết, khí hậu và vật hậu Khí hậu thời tiết nắng mưa, nóng lạnh, gió, bão... đều tuân theo quy luậtvận chuyển của vũ trụ, cụ thể là chuyển động của hệ mặt trời. Vật hậu như thiênnhiên, cây cỏ, côn trùng, thú vật và mọi sinh vật khác, kể cả con người và các visinh vật, vi trùng các loại... đều phát triển hay tàn lụi... một phần lớn cũng lệ thuộctheo quy luật khí hậu thời tiết của môi trường. Trong khi chuyển động quanh mặt trời, quả đất của chúng ta luôn giữ trụccủa nó chếch nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc không đổi là 6606 hoặc2303 so với trục thẳng góc với mặt phẳng quỹ đạo (của quả đất quanh mặt trời).Hậu quả là có lúc trái đất hướng nửa bán cầu Bắc, lúc nửa bán cầu Nam về hướngmặt trời nhiều hơn. Đối với nửa bán cầu Bắc (Việt Nam nằm về phía này) ngày 21tháng 6 dl nó soi về hướng mặt trời nhiều nhất. Đó là ngày hạ chí (giữa mùa hạtheo âm lịch) đối với các nước bắc bán cầu nhưng gần xích đạo, hoặc đầu mùa hạđối với các nước vùng bắc bán cầu gần bắc chí tuyến, theo dương lịch. Trong tiếthạ chí, mặt trời gần và chiếu thẳng góc xuống vùng bắc chí tuyến. Ngược lại, ngày22/12 dl hàng năm, nửa bán cầu bắc cách xa mặt trời nhất (lúc đó nó thẳng góc vàgần nam chí tuyến nhất). Đó là ngày đông chí (giữa mùa đông theo âm lịch hoặcđầu mùa đông theo dương lịch). Trong tiết này, nửa bắc bán cầu vì xa mặt trời nênkhí hậu trở nên lạnh nhất (các tỉnh phía nam nước ta lạnh ít, nhưng các tỉnh phíabắc rất lạnh), trong khi đó ở nam bán cầu lại là mùa hạ nóng nực. Đông chí cóngày ngắn nhất/đêm dài nhất thì hạ chí có ngày dài nhất/đêm dài nhất... Vào ngày 21/3 dl mặt trái đất ở vào vị thế mà mặt trời gần nhất và chiếuthẳng góc xuống xích đạo nên phân bố ánh sáng đều cho hai bán cầu, nên ngày vàđêm ở hai vùng bắc và nam bán cầu đều dài bằng nhau. Đó là ngày xuân phân(21/3 dl). Tại các tỉnh phía nam, tuy thuộc bắc bán cầu nhưng vì nằm gần xích đạohơn phía bắc, nên từ 21/3 dl đến tháng 5 dương lịch, năm nào chúng ta cũng bịnắng nóng nhất. Sau đó cái nắng chạy dần ra miền Trung (tháng 7), rồi miền Bắc,cho đến 23/8 là tiết Xử thử: kết thúc những ngày nắng nóng. Thế nhưng cũngtrong cái mùa nắng nóng này, không khí bị nóng lên rồi nguội đi bất thường, cộngthêm với gió mùa Tây Nam, có thể gây ra áp thấp nhiệt đới, gió bão, mưa lũ bấtthường ở miền Trung và miền Bắc. Rồi đến 23/9 dl, tiết Lập thu, gió Đông Bắc lại về, mang theo cái lạnh vàmưa dầm gió bấc cho miền Trung, miền Bắc... Như vậy, trong khi d ...