Tham khảo tài liệu thời tiết nóng bức - sốt siêu vi ở trẻ gia tăng, y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thời tiết nóng bức - sốt siêu vi ở trẻ gia tăng Thời tiết nóng bức - sốt siêu vi ở trẻ gia tăng Thời gian vừa qua, trời nắng nóng khiến nhiều trẻ em bị ốm. Số trẻ đến khám đông tại một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội và các địa phương trở nên quá tải.Tại Bệnh viện Nhi trung ương, đợt nắng nóng vừaqua, có rất nhiều trẻ em đến khám tại bệnh viện,trung bình mỗi ngày có khoảng 1.800 - 2.100 trẻ đếnkhám. Trẻ em đến khám đông nhất ở khoa như sơsinh, tiêu hóa, hô hấp. Nhiều bé bị sốt đến 39-40oCnhưng khi uống thuốc không hạ sốt được nên cha mẹphải đưa con tới bệnh viện.Tại Bệnh viện Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày có từ230 - 250 bệnh nhân nhi đến khám. Những trườnghợp trẻ bị sốt có kèm tình trạng ngủ ly bì, bỏ bú hoàntoàn hay biểu hiện co giật tay chân, khó thở..., cầnnhanh chóng đưa đến bệnh viện.Các biểu hiện chung thường thấy ở bệnh nhi nhiễmsiêu vi là sốt cao 39-40oC kèm theo mệt mỏi, đau cơ,đau họng, chán ăn, quấy khóc. Ở trẻ nhỏ (dưới 5tuổi), khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bịco giật. Đáng lưu ý là khi trẻ bị co giật nếu khôngđược xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp, thiếuôxy não, làm suy giảm trí tuệ hay nặng hơn là để lạidi chứng nặng nề về não.Trường hợp trẻ sốt cao nên lau mát cho trẻ bằngcách dùng nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt trẻ2oC để lau trán, mặt, cổ, nách, bẹn, lưng, bụng trẻ.Không nên dùng nước đá hoặc nước quá lạnh, quánóng để lau trẻ. Khi trẻ nóng sốt nên cho trẻ mặcquần áo thoáng mát. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốttrước khi đưa trẻ đến bệnh viện. Nếu trẻ bị co giật thìphải cởi bỏ quần áo, lau mát và sử dụng thuốc hạ sốtqua đường hậu môn (nhét viên hạ sốt vào hậu môn).Siêu vi có thể gây bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết,viêm phổi, viêm não, tiêu chảy, viêm gan... Và mỗiloại siêu vi có áp lực với những cơ quan khác nhautrong cơ thể người nên có thể gây ra những bệnhkhác nhau. Sốt là biểu hiện của một bệnh nào đó, cóthể nặng nhẹ tùy theo nhiều yếu tố như loại virut, độclực virut... Vì vậy, khi trẻ sốt cao đột ngột thì phụhuynh cần hạ sốt ngay cho trẻ, sốt siêu vi có một sốtriệu chứng giống viêm não, viêm não Nhật Bản, dovậy thấy trẻ có các triệu chứng như trên các bậc chamẹ không được tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻđến bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị đúng bệnh vàkịp thời. Để tránh những di chứng đáng tiếc của bệnhviêm não.Về nguyên tắc, bệnh nhân nhiễm siêu vi không cóthuốc đặc trị mà chỉ điều trị hỗ trợ bằng cách nângtổng thể trạng cho bệnh nhân, chống các cơn co giật,sốc (trong bệnh sốt xuất huyết)... hoặc điều trị cácbiến chứng nếu có. Trẻ sốt siêu vi thông thường cóthể sẽ khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, khôngnên để trẻ sốt dẫn đến co giật nhiều lần sẽ ảnhhưởng đến sự phát triển của não bộ.Trường hợp trẻ sốt do bệnh sốt xuất huyết, sau 3ngày bác sĩ mới chỉ định thử máu, vì thời điểm nàymới cho kết quả đúng. Vì vậy, trẻ sốt trong 1-2 ngàyđầu, phụ huynh không nên nóng lòng yêu cầu thửmáu để xác định bệnh sốt xuất huyết. Tốt nhất là khitrẻ có dấu hiệu bệnh thì nên đưa đến bác sĩ và tuânthủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để có kết quảđiều trị tốt nhất.Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thựchiện theo nguyên tắc sau:- Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt,trứng, đậu, rau củ quả, trái cây...), sinh hoạt, vui chơi,nghỉ ngơi hợp lý.- Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thôngthoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối vớitrẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thườngxuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơiđã rơi xuống nền nhà.- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúcmưa, nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòngcó máy lạnh. ...