Danh mục

Thống kê đa dạng sinh học ở thành phố Đà Nẵng

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.85 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu này lần đầu tiên thống kê và hệ thống hóa đầy đủ nhất về đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu đã thống kê danh mục 1.500 loài thực vật trong đó thực vật bậc cao có 1.264 loài; động vật có xương sống thống kê được 500 loài, trong đó: 86 loài thú, 200 loài chim, 43 loài lưỡng cư, 85 loài bò sát, 164 loài cá biển và 105 loài cá nước ngọt; động vật không xương sống thống kê được 453 loài, trong đó: 181 loài trên cạn, 272 loài sống dưới nước.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thống kê đa dạng sinh học ở thành phố Đà NẵngTHỐNG KÊ ĐA DẠNG SINH HỌCỞ THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNgNguyễn Văn Khánh1Lê Hà Yến Nhi2Tóm tắt: Kế thừa kết quả của 20 công trình nghiên cứu riêng lẻ đã công bố vềthành phần loài loài động vật và thực vật tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian từnăm 1997 đến 2012. Nghiên cứu này lần đầu tiên thống kê và hệ thống hóa đầy đủ nhấtvề đa dạng sinh học của thành phố Đà Nẵng, kết quả nghiên cứu đã thống kê danh mục1.500 loài thực vật trong đó thực vật bậc cao có 1.264 loài; động vật có xương sốngthống kê được 500 loài, trong đó: 86 loài thú, 200 loài chim, 43 loài lưỡng cư, 85 loàibò sát, 164 loài cá biển và 105 loài cá nước ngọt; động vật không xương sống thống kêđược 453 loài, trong đó: 181 loài trên cạn, 272 loài sống dưới nước. Khu hệ động thựcvật tại Đà Nẵng có độ đa dạng cao, chiếm gần 11% tổng số loài thực vật và 8% tổngsố loài động vật tại Việt Nam.Từ khóa: Đa dạng sinh học, thống kê, thành phố Đà Nẵng, động vật và thực vật,phân bố.1. Mở đầuĐà Nẵng là thành phố thuộc khu vực Nam Trung Bộ của Việt Nam. Với diệntích hơn 1.285,4 km2 bao gồm huyện đảo Hoàng Sa, trong đó diện tích rừng chiếm gần50%, đường bờ biển dài gần 90 km và trên 1.000 ha diện tích lưu vực sông, hồ, vùngtrũng tạo nên sự đa dạng về địa hình cho thành phố. Đà Nẵng là nơi giao thoa của cáctiểu vùng khí hậu, điều đó đã dẫn đến đa dạng về các kiểu hệ sinh thái, đồng thời thànhphố còn là nơi giao thoa của hai trung tâm đa dạng sinh học (ĐDSH) lớn là Bạch Mãvà Ngọc Linh. Do đó, thành phần loài động vật và thực vật ở Đà Nẵng có mức độ đadạng cao về thành phần loài (WWF, 2004).Nhiều công trình nghiên cứu về thành phần các loài động vật và thực vật tại ĐàNẵng được thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ XX, tập trung chủ yếu khu vực rừngđặc dụng (RĐD) Sơn Trà và khu bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Bà Nà – Núi Chúa nhưnghiên cứu của Đinh Thị Phương Anh năm 1997 về thành phần loài động vật và thựcvật tại RĐD Sơn Trà [2]; hay các nghiên cứu về đa dạng loài động vật và thực vật tạikhu BTTN Bà Nà – Núi Chúa [8], [11], [15]. Tuy có nhiều nghiên cứu về ĐDSH tạithành phố Đà Nẵng, nhưng các công trình nghiên cứu này thường công bố riêng lẻ trên________________1.ThS, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.2.ThS, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.72Nguyễn Văn Khánh - Lê Hà Yến Nhicác Tạp chí Hội thảo chuyên ngành mà chưa được thống kê, tổng hợp gây khó khăntrong quá trình tìm kiếm thông tin, dữ liệu đã có về hiện trạng ĐDSH phục vụ cho việchọc tập, nghiên cứu của nhiều đối tượng khác nhau.Bài báo này cung cấp những số liệu tổng hợp về hiện trạng đa dạng loài động vậtvà thực vật góp phần phục vụ cho công tác điều tra, nghiên cứu về ĐDSH của thànhphố Đà Nẵng.2. Nội dung2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của đề tài là thành phần loài động vật và thực vật của thànhphố Đà Nẵng. Nghiên cứu thực hiện thống kê có chọn lọc và kế thừa dựa trên cơ sở cáccông bố về thành phần loài động vật và thực vật của Thành phố Đà NẵngNẵng từ năm1997 đến 2012. Các thông tin về thành phần loài sau khi thu thập được sắp xếp theohệ thống các đơn vị phân loại hiện hành từ thấp đến cao như sau: Loài (Species) – Chi(Genus) – Họ (Familia) – Bộ (Order) – Lớp (Classis) – Ngành (Phylum).Danh sách các loài sau khi được sắp xếp theo hệ thống phân loại được lập bảngthống kê. Trật tự các loài trong từng chi, các chi trong mỗi họ được sắp xếp theoafabet. Các số liệu nghiên cứu được thống kê, tính toán và vẽ biểu đồ bằng phần mềmMicrosoft excel 2010.Kết quả và thảo luận2.2.1.Thành phần loài động vậta) Thành phần loài thúThành phần loài thú tại thành phố Đà Nẵng tương đối đa dạng với 86 loài thuộc10 bộ, 26 họ và 56 giống [2], [9], chiếm khoảng 26,7% tổng số loài thú được ghi nhậntrong cả nước (Đặng Ngọc Cần và cộng sự, 2008) [5]. Bộ Gặm nhấm (Rodentia) cósố lượng loài lớn nhất là 24 loài thuộc 3 họ, 4 giống (chiếm 27,9%). Tiếp đến là bộĂn thịt (Carnivora) và bộ Dơi (Chiroptera) với số lượng loài lần lượt là 21 và 20 loài.Số lượng loài thấp nhất là bộ Cánh da (Dermoptera) và bộ Thỏ (Lagomorpha), chỉ với1 loài trong mỗi bộ (chiếm 1,16%). Trong số 86 loài thú tại Đà Nẵng, có loài voọcChà vá chân nâu (Pygathrix nemaeus) là loài đặc hữu của Việt Nam với quần thể lớnphân bố ở RĐD Sơn Trà cùng nhiều loài thú quý hiếm có tên trong Nghị định 32/2006NĐ-CP cũng như Sách đỏ Việt Nam như Nai (Cervus unicolor), Cu li lớn (Nycticebusbengalensis), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis)…b) Thành phần loài chimSố lượng các loài chim ghi nhận được qua các công trình nghiên cứu tại khuBTTN Bà Nà và RĐD Sơn Trà được thể hiện trong bảng 1.73THỐNG KÊ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNgBảng 1. Thành phần loài chim tại khu BTTN Bà Nà- Núi Chúa và RĐD Sơn TràSố họSttBộSố loàiBà Nà Núi ChúaSơnTràBà Nà Núi ChúaSơnTrà1Bộ Yến – Apodiformes11312Bộ Cú muỗi - Caprimulgiformes11113Bộ Choi choi - Charadriiformes23574Bộ Hạc - Ciconiiformes11955Bộ Bồ câu - Columbiformes11956Bộ Sả - Coraciiformes531867Bộ Cu cu - Cuculiformes111048Bộ Cắt – Falconiformes321039Bộ Gà – Galliformes119410Bộ Sếu – Gruiformes216211Bộ Sẻ - Passeriformes26201116012Bộ Gõ kiến - Piciformes2211413Bộ Vẹt – Psittaciformes114114Bộ Cú – Strigiformes117115Bộ Nuốc – Trogoniformes10104939214104TổngNguồn: Đinh Thị Phương Anh, 1997 [2], Lê Vũ Khôi, 2002 [10].Qua bảng 1 ta thấy, số lượng các loài chim tại khu BTTN Bà Nà đa dạng hơnkhu RĐD Sơn Trà. Ở cả hai khu vực nghiên cứu, bộ Sẻ là bộ có số lượng loài lớn nhất,chiếm trên 50% tổng số loài được ghi nhận. Riêng các loài chim thuộc bộ Nuốc chỉ ghinhận được tại khu BTTN Bà Nà, ở RĐD Sơn Trà không ghi nhận được bất kỳ loài nào.So với thành phần loài chim cả nước, thành phần loài chim tại Đà Nẵng chiếm 75% sốbộ (15/20 bộ) và gầ ...

Tài liệu được xem nhiều: