Danh mục

Thống kinh có nên chịu đựng?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 219.89 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thống kinh (TK) là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lên ức, lan xuống đùi và có khi đau khắp bụng, đôi lúc bị đau đầu, cương vú… TK ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Phần lớn phụ nữ chịu đựng nỗi đau này mà ít đi khám bệnh hoặc không dùng thuốc giảm đau. Nhận dạng “nỗi đau thầm”Người ta chia TK làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. TK nguyên phát hay còn gọi là TK vô căn, là đau bụng khi hành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thống kinh có nên chịu đựng? Thống kinh có nên chịu đựng? Thống kinh (TK) là hiện tượng đau khi hành kinh, đau từ hạ vị lan lênức, lan xuống đùi và có khi đau khắp bụng, đôi lúc bị đau đầu, cương vú…TK ảnh hưởng đến khả năng lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày. Phầnlớn phụ nữ chịu đựng nỗi đau này mà ít đi khám bệnh hoặc không dùngthuốc giảm đau. Nhận dạng “nỗi đau thầm” Người ta chia TK làm 2 loại: nguyên phát và thứ phát. TK nguyên phát hay còn gọi là TK vô căn, là đau bụng khi hành kinh củamột chu kì kinh có phóng noãn, nhưng khám không tìm thấy một nguyên nhânthực thể nào. TK thường xuất hiện sớm vào lúc dậy thì, ngay sau nhưng lần cókinh đầu tiên trong đời, đó là do căng thẳng thần kinh khi thấy kinh mà chưa hiểubiết, hoặc đã bị ảnh hưởng bởi hiện tượng đau bụng khi hành kinh của nhữngngười xung quanh, trong những năm sau TK có thể nặng lên. Phần lớn phụ nữ đềubị TK vô căn. Độ tuổi có tỉ lệ mắc chứng này cao nhất là thanh thiếu niên kế đến lànhững người dưới 30 tuổi, tuy nhiên có nhiều người bị TK thường xuyên cho đếnlúc mãn kinh. Đau bụng trong TK vô căn là đau trằn bụng dưới, đau dữ dội từng cơn, kiểuđau co rút, đau lan ra sau lưng hay mặt trong đùi. Đau thường xuất hiện trước khicó kinh vài giờ hoặc ngay khi bắt đầu thấy kinh, kéo dài một vài ngày và có thểkèm theo buồn nôn, ngất xỉu, tiêu chảy, đau đầu và sốt. Cơ chế đau được giải thích như sau: các tế bào nội mạc tử cung tiết raprostaglandin và các chất chống viêm khác. Vào cuối chu kì kinh, do thay đổinồng độ hormone sinh dục nên prostaglandin được tiết ra nhiều hơn. Người ta thấyrằng, những phụ nữ TK, nồng độ prostaglandin cao hơn bình thường.Prostaglandin làm tử cung co thắt. Tử cung co thắt gây siết chặt mạch máu tử cunglàm cho các tổ chức thiếu oxy vì không đủ máu nuôi, lớp nội mạc hoại tử và trócra. Đau trong TK chính là do co thắt tử cung và do thiếu oxy. Ngoài đau bụng,prostaglandin còn gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, nôn, và tiêu chảy. Trong TK nguyên phát, khám phụ khoa không phát hiện một dấu hiệu đặcbiệt nào. TK thứ phát là TK có nguyên nhân hay bệnh lý cụ thể nào đó. Triệu chứngđau bụng trong TK thứ phát giống như TK nguyên phát nhưng đau thường xuấthiện trước khi có kinh cả tuần, đau kéo dài hơn đến khi không còn thấy kinh và cóthể đau vào các thời điểm khác trong tháng. TK thứ phát thường xuất hiện muộnsau nhiều chu kì, nhiều năm không TK, độ tuổi thường bị là 30 - 40. Các nguyên nhân thực thể trong TK thứ phát thường là lạc nội mạc tử cung,viêm tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư tử cung, đặt vòng tránh thai,chít hẹp lỗ tử cung, dính nội mạc tử cung, tử cung dị dạng, u hoặc u nang buồngtrứng, vòng tránh thai. Cơ chế đau trong TK thứ phát tùy theo bệnh lý mà khác nhau. Một phầntrong cơ chế đau cũng tương tự như TK nguyên phát là do prostaglandin. Để chẩn đoán xác định bệnh lý gây TK thứ phát, người bệnh cần phải khámphụ khoa, siêu âm, soi ổ bụng, soi buồng tử cung, chụp cộng hưởng từ MRI… Có điều trị được không? Đối với các cô gái mới có kinh lần đầu, cần được người lớn như: bà, mẹ,chị gái, cô, dì, cô giáo, bạn gái… đã có kinh nghiệm chăm sóc, giải thích cặn kẽ vềsinh lý và vệ sinh kinh nguyệt, cần phải biết rằng kinh nguyệt không phải là bệnhmà chỉ là một hiện tượng sinh lí bình thường của người phụ nữ. Điều trị chung cho cả hai loại TK là điều trị triệu chứng đau bằng các loạithuốc giảm đau chống viêm không có steroid như: naproxen, ibuprofen,ketoprofen… Thuốc có tác dụng làm ức chế tổng hợp prostaglandin, làm giảm cothắt tử cung, giảm lượng máu kinh. Các thuốc này nên uống trước hoặc ngay khibắt đầu thấy kinh, uống trong 2 - 3 ngày. Những phụ nữ bị đau dạ dày tá tràng cóthể dùng loại kháng viêm không có steroid ức chế COX-2 như meloxicam 7,5mgngày uống 1 lần. Đối với trường hợp đau dạ dày tá tràng và thống kinh mức độ nhẹ có thểdùng thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng ức chế prostaglandin nhưparacetamol (viên 500mg). Có thể dùng hormone sinh dục như thuốc tránh thai đểgiảm đau, tuy nhiên, việc dùng thuốc này cần phải khám phụ khoa và phải có sựtheo dõi của bác sĩ sản khoa. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế sự rụng trứng vàgiảm nồng độ prostaglandin, làm giảm co thắt tử cung, làm giảm đau khi có kinh. Nhiều thảo dược có tác dụng giảm đau khi TK. Trong các loại thảo dượcchế sẵn để bán trên thị trường, viên ích mẫu tác dụng giảm đau rất tốt (không nêndùng loại pha với rượu như “Cao ích mẫu”). Đây là thuốc sản xuất trong nước, giárẻ, tiện lợi, không phải nấu hoặc sắc, khi cần sử dụng có ngay. Viên ích mẫu gồmcó thành phần chính là 3 loại thảo dược: ích mẫu, hương phụ (hay còn gọi là củgấu) và ngải cứu. Ngoài 3 thành phần chính, thuốc có thể có thêm các thành phầnkhác tùy theo nhà sản xuất. Thuốc tác dụng tốt trong rối loạn kinh nguyệt, kinhnguyệt không đều, đau bụng k ...

Tài liệu được xem nhiều: