Danh mục

Thống nhất quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vững

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 44.43 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trước đây tài nguyên nước trên trái đất tưởng như vô tận; nhưngngày nay, do sức ép của sự gia tăng dân số, của đô thị hóa và côngnghiệp hóa, làm suy giảm tài nguyên nước, khiến tình trạng thiếu nướcđang trởthành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều khu vực. Ðiều đó đòi hỏicác nước cần phải tìm các phương thức thích hợp để bảo vệ và phát triểnbền vững tài nguyên nước của nước mình.Nhận thức về tài nguyên nước đã có những chuyển biến căn bản:Từ những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới đã ghi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thống nhất quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triển bền vữngThống nhất quản lý tài nguyên nước phục vụ phát triểnbền vững (10:19 16/05/2006) GS., TS. Lê Kim Truyền - Trường đại học Thủy lợi Trước đây tài nguyên nước trên trái đất tưởng như vô tận; nhưngngày nay, do sức ép của sự gia tăng dân số, của đô thị hóa và côngnghiệp hóa, làm suy giảm tài nguyên nước, khiến tình trạng thiếu nướcđang trở thành phổ biến và nghiêm trọng tại nhiều khu vực. Ðiều đó đòi hỏicác nước cần phải tìm các phương thức thích hợp để bảo vệ và phát triểnbền vững tài nguyên nước của nước mình. Nhận thức về tài nguyên nước đã có những chuyển biến căn bản:Từ những năm 80 của thế kỷ 20, thế giới đã ghi nhận nước là một tàinguyên thiên nhiên môi trường hàng đầu của nhân loại và là một trongnhững tài nguyên thiên nhiên cần phải quản lý trong một môi trường bềnvững. Không chỉ coi nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế như các tàinguyên khoáng sản khác, mà trong sử dụng, cần phải coi nước là mộthàng hóa, phải làm sao phát huy tối đa giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi con người phải biết sửdụng một cách hợp lý và hiệu quả, đồng thời bảo vệ để duy trì khả năngtái tạo của tài nguyên nước. Nói cách khác, trong khai thác và sử dụngnước phải bảo đảm cả ba mục tiêu kinh tế, phát triển xã hội và sự toànvẹn của môi trường. Ðó là tổng hợp sự bền vững về nhiều mặt như môitrường, kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học, kỹ thuật... Việc phối hợp quốc tế trong nghiên cứu và xác định chiến lược đúngđắn để quản lý và khai thác bền vững tài nguyên nước đã trở nên cấpthiết. Vấn đề này đã được định hướng trong tuyên bố của các hội nghịquốc tế về phát triển tài nguyên nước như kế hoạch hành động Ma-đenPla-ta (1977). Tuyên bố New Dehli (1990). Ðối với nước ta hơn 60%lượng nước do ngoài lãnh thổ chảy vào thì việc phối hợp quốc tế để quảnlý khai thác các dòng sông lại càng quan trọng hơn. Mục tiêu để phát triểnbền vững tài nguyên nước của nước ta là: phải ngăn chặn và cải tạo tìnhtrạng suy thoái số lượng và chất lượng nước trên các lưu vực sông, điềuhòa sử dụng nước hợp lý, không để tình trạng thiếu nước trở thành phổbiến, các thảm họa về thiên tai luôn đe dọa sự phát triển của đất nướctrong tương lai. Luật pháp về phát triển bền vững phải được hình thành trên nhữngnguyên tắc và chính sách đúng đắn. Hiện nay luật pháp và các quy địnhliên quan các nguồn tài nguyên thiên nhiên được soạn thảo riêng rẽ chomỗi ngành (lâm nghiệp, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp, sử dụngnước...). Về mặt tự nhiên, việc quản lý các nguồn tài nguyên như thế đã bịtách rời, không thể tránh khỏi sự chồng chéo về quyền hạn, thiếu sót trongtheo dõi, sự cạnh tranh và trùng lặp giữa các cơ quan khác nhau. Ðể tiếp cận một cách toàn diện và hỗ trợ cho phát triển bền vữngcần phải cải tiến và phát triển hệ thống thể chế và pháp luật phù hợp yêucầu phát triển bền vững, làm hài hòa những quy định của pháp luật và cónhững tổ chức chính chịu trách nhiệm thực hiện và giám sát sự thực hiệnnhững quy định đó một cách thống nhất theo cả chiều ngang lẫn chiều dọctừ trên xuống đến cơ sở. Phát triển bền vững tài nguyên nước đòi hỏi trong khai thác, sửdụng cũng như quản lý nguồn nước phải đạt yêu cầu bền vững, có nghĩalà: tài nguyên nước phải được khai thác sử dụng một cách hợp lý, khôngvượt qua khả năng của nguồn nước, để nước có thể hồi phục hay tái tạotheo chu trình thủy văn vốn có của thủy văn, điều đó đòi hỏi phải có cơquan dự báo, quy hoạch và sự điều hành thống nhất. Tài nguyên nướcphải được sử dụng tiết kiệm và thật sự hiệu quả; phải được bảo vệ, kiểmsoát cả về số lượng và chất lượng. Trong quản lý sử dụng nước phải bảo đảm tính cộng đồng và tínhcông bằng, phải có sự tham gia bình đẳng của tất cả các thành phần cóliên quan trong sử dụng nước. Ðiều đó đòi hỏi phải có một tổ chức kháchquan để điều hành phân phối cấp phép trong việc sử dụng nước (nướcngầm, nước mặt trên sông suối, nước ở các hồ chứa, ở vùng ven biển...). Ðể thực hiện được yêu cầu phát triển bền vững, các công trình khaithác và sử dụng nguồn nước phải là những hệ thống bền vững, phải đượcđặt dưới một tổ chức có kinh nghiệm, có khả năng quản lý tốt. Phát triển bền vững các hệ thống thủy lợi phải là một thể thống nhấtđạt được sự bền vững về kỹ thuật, môi trường, tài chính, kinh tế xã hội vàcác quy định về thể chế và tổ chức. Quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực là một quá trình đẩymạnh sự phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất và các tàinguyên liên quan khác để tối ưu hóa lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội mộtcách công bằng mà không tổn hại đến sự bền vững của các hệ sinh tháithiết yếu của lưu vực sông. Ðịnh nghĩa trên đã nhấn mạnh đến vai tròquản lý theo nghĩa rộng bao gồm cả sử dụng, phát triển và quản lý nhằmtới ba mục tiêu cơ bản: kinh tế, xã hội và môi trường và ba vấn đề tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: