ACTISOActisoACTISO (菊芋)Folium et Flos Cynarae scolymi Tên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae). Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chia nhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răng cưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt trên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xámtrắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vón vào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng. Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tin và bài thuốc từ Atiso ACTISOActisoACTISO (菊芋)Folium et Flos Cynarae scolymiTên khoa học: Cynara scolymus L., họ Cúc (Asteraceae).Mô tả: Lá nhăn nheo, dài khoảng 1 - 1,2 m, rộng khoảng 0,5 m hay được chianhỏ. Phiến lá xẻ thùy sâu hình lông chim, mép thuỳ khía răng cưa to, đỉnh răngcưa thường có gai rất nhỏ, mềm. Mặt tr ên lá màu nâu hoặc lục, mặt dưới màu xámtrắng, lồi nhiều và những rãnh dọc rất nhỏ, song song. Lá có nhiều lông trắng vónvào nhau. Vị hơi mặn chát và hơi đắng.Thu hái: Cụm hoa chưa nở làm rau ăn vào tháng 12 đến tháng 2. Còn lá cũngđược thu hái lúc cây sắp ra hoa hoặc đang có hoa, rọc bỏ sống lá đem ph ơi khôhay sấy khô.Bộ phận dùng:- Lá (Folium Cynarae scolymi)- Hoa (Flos Cynarae scolymPhân bố: Cây được trồng ở một số vùng núi nước ta (Đà lạt, Sapa, Tam Đảo).Thành phần hoá học chính: Cynarin, flavonoid, chất nhầy, pectin...Công năng: Chống lão hóa, giải độc, hạ mỡ máu, mát gan, lợi tiểu.Công dụng: Thông tiểu, thông mật, dùng cho người yếu gan, thận, làm hạcholesterol, phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch.Cách dùng, liều lượng: Ngày 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay chè thuốc, caomềm, dùng riêng hay phối hợp với các vị thuốc khác. Trên thị trường có chế phẩmcao actiso dưới dạng viên nang và các chế phẩm dạng trà thuốc.Chế biến: Lá được thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vàocuối mùa hoa, đem phơi hoặc sấy khô ở 50 - 600C. Lá cần được ổn định trước rồimới bào chế thành dạng thuốc. Có thể dùng hơi nước sôi có áp lực cao để xử lýnhanh thân, lá. Sau đó phơi hoặc sấy khôActisô vừa công vừa thủNếu tìm một loại thuốc có tác dụng kép, vừa công phá bệnh nguyên vừa bảo vệ tếbào trên cùng cơ quan nội tạng thì atisô là thí dụ điển hình.Trước hết là tác dụng lợi mật. Nhờ atisô, mật chẳng những được bài tiết nhiều hơntrong gan mà đồng thời còn thoát xuống túi mật mau hơn bình thường. Chất độctrong gan, nhờ đó, qua túi mật rồi xuống ruột non nên không kịp phá hoại lá gan.Nhờ vậy mà gan hóa giải đủ loại độc tố, từ phụ gia trong thực phẩm công nghệcho đến hóa chất trong nông nghiệp hay cồn trong rượu, bia.Cây ActisoNgười phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, kẻ khó từ chối ly r ượu vì chuyệnlàm ăn, vẫn có thể góp phần bảo vệ lá gan nếu biết cách kết hợp atisô th ườngxuyên trong bữa cơm hằng ngày.Hơn thế nữa, tình trạng ứ mật trong gan là đòn bẩy cho sỏi túi mật. Đã vậy, mật ứtrong gan nào chịu nằm yên!Dưới tác dụng phân hủy của mật, tế bào gan khó mà giữ nguyên cấu trúc.Viêm gan do ứ mật đúng là điều đáng tiếc khi biện pháp phòng ngừa có khó gì đâuvới những chén trà atisô sau bữa cơm nhiều thịt mỡ.Nhiều người ắt hẳn sẽ để ý nhiều hơn đến atisô khi đi chợ, nếu được thông tin rõhơn về các nhân tố có thể gây ứ mật như bệnh túi mật, viêm gan, nghiện rượu,bệnh nội tiết (cường tuyến giáp, tiểu đường...), thai kỳ, cũng như do phản ứng phụcủa thuốc kháng viêm, giảm đau, trị thấp khớp, ngừa thai, nội tiết tố, an thần,kháng sinh...Không chỉ có thế, atisô còn là phương tiện hiệu quả để cải thiện tiêu hóa, chốngbiếng ăn và điều trị đau bụng trong “hội chứng đường ruột quá nhạy cảm”.Người càng căng thẳng vì công việc càng nên nhớ đến atisô, nếu muốn tránh cảnhngồi không yên.Với người cao tuổi, atisô là vị thuốc nhuận trường lý tưởng vì không chỉ hòa hoãnvề tác dụng mà quan trọng hơn nữa là còn an toàn khi dùng lâu dài.Không dừng lại trên đường tiêu hóa, atisô giúp hạ mỡ trong máu thông qua cơ chếtác dụng kép.Một mặt, atisô ức chế tiến tr ình tổng hợp cholesterol, mặt khác, atisô thúc đẩyphản ứng phân hủy cholesterol.Kiểm soát đầu vào, đẩy mạnh đầu ra, đâu còn biện pháp nào khéo hơn để chốngtình trạng tồn kho?Thêm một điểm nhiều người hay quên là đừng dùng atisô theo kiểu “xuân thu nhịkỳ” mà phải dùng nhiều ngày liên tục, mỗi ngày ít nhất hai lần, tối thiểu một tuần.Với người muốn phòng bệnh gan, không thể chỉ chọn hoặc công hay thủ mà phảihai mặt giáp công.Đó là lý do dễ hiểu tại sao atisô có mặt trong y học dân gian trên khắp địa cầu chứkhông riêng gì ở Việt Nam ta. ...