Thông tư liên bộ số 02-TT/LB về quy định tạm thời về chế độ trợ cấp cho gia đình công nhân, viên chức các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước gặp khó khăn do Liên bộ Bộ Nội vụ và Bộ Lao động ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư liên bộ 02-TT/LB
BỘ LAO ĐỘNG –BỘ NỘI VỤ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
******* Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
Số: 02-TT/LB Hà Nội, ngày 19 tháng 01 năm 1961
THÔNG TƯ
QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP CHO GIA ĐÌNH CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC CÁC
CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP NHÀ NƯỚC GẶP KHÓ KHĂN
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Kính gửi: Các Bộ, cơ quan, đoàn thể trung ương.
Các Ủy ban hành chính khu, thành, tỉnh.
Các Sở, Ty, Phòng lao động.
Sau 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, Chính phủ đã nâng mức lương bình quân của công nhân,
viên chức lên 25% so với năm 1957. Đi đôi với việc tăng lương, Chính phủ đã bình ổn giá cả thị
trường và giải quyết việc làm cho một số người thiếu việc trong đó có những người trong gia
đình công nhân, viên chức. Vì vậy mà mức sinh hoạt của gia đình công nhân, viên chức nói
chung đã được cải thiện rõ rệt, nhưng riêng một số người do hoàn cảnh đông con, phải nuôi cha
mẹ già mức sức lao động hoặc gặp những hoạn nạn bất thường mà tiền lương bản thân thấp,
thu nhập gia đình ít, nên sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết hoàn cảnh khó khăn túng thiếu cho số công nhân, viên chức như đã nói trên, ngày
14 tháng 12 năm 1960 Ban Thường vụ Hội đồng Chính phủ đã thông qua đề nghị của Liên bộ:
Lao động - Nội vụ “tạm thời sử dụng một số tiền trong quỹ xã hội để trợ cấp cho số công nhân,
viên chức đó, nhằm giúp đỡ anh chị em giải quyết một phần khó khăn về sinh hoạt để anh chị em
an tâm, phấn khởi công tác và sản xuất”.
Liên bộ Lao động - Nội vụ ra thông tư quy định và hướng dẫn thi hành chế độ trợ cấp đó như
sau:
I. PHƯƠNG CHÂM, NGUYÊN TẮC
1. Việc xét trợ cấp cho gia đình công nhân, viên chức với nhân dân địa phương.
2. Cần phân biệt hoàn cảnh người khó khăn nhiều hay ít, khó khăn thường xuyên hay khó khăn
tạm thời để định mức trợ cấp cho thích đáng.
3. Cách xét trợ cấp cần làm nhanh và gọn để giải quyết kịp thời khó khăn cho công nhân, viên
chức.
Để bảo đảm phương châm, nguyên tắc nói trên, khi xét trợ cấp cho công nhân, viên chức cần
phải căn cứ hai điểm sau đây:
1. Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình.
2. Hoàn cảnh khó khăn đáng được trợ cấp
II. NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Những gia đình công nhân, viên chức có những điều kiện như sau thì được xét trợ cấp:
a) Mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình ngang với những mức quy định cho từng
địa phương như sau:
- Những gia đình sống ở nội thành Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và khu vực Hòn Gay, Cẩm Phả
có mức thu nhập bình quân đầu người 12 đồng trở xuống.
- Những gia đình sống ở các thị xã có mức thu nhập bình quân đầu người 10 đồng trở xuống.
- Những gia đình sống ở nông thôn có mức thu nhập bình quân đầu người 8 đồng trở xuống.
b) Những gia đình có mức thu nhập bình quân như trên và có những hoàn cảnh như sau thì
được xét trợ cấp:
- Do đông con nhỏ, nuôi cha mẹ già mất sức lao động, gia đình có người ốm đau luôn mà mức
thu nhập bình quân đầu người trong gia đình thấp nên phải ăn đói mặc rách, và nếu có vay
mượn cũng không có khả năng trả dần.
- Do đông người ăn, còn có người chưa có việc làm mà mức thu nhập bình quân đầu người
trong gia đình thấp nên có ăn thì thiếu mặc hoặc ngược lại.
- Do gia đình có người chết hay gặp những hoạn nạn bất ngờ nên phải chi tiêu mất nhiều tiền
làm cho mức sinh hoạt trong gia đình đang bình thường trở nên quá thiếu thốn và phải ăn đói
mặc rách để trả nợ.
Những hoàn cảnh khó khăn trên đây là biểu hiện của 3 trường hợp: khó khăn thường xuyên, khó
khăn tạm thời và khó khăn đột xuất. Cả 3 trường hợp đó có dẫn đến hoàn cảnh ăn đói, mặc rách,
hoặc thiếu ăn, thiếu mặc thì mới trợ cấp và tùy theo mức độ khó khăn nhiều hay ít để trợ cấp cho
thích hợp với những mức đã quy định.
Đối với những gia đình sống ở nông thôn được quy định mức thu nhập bình quân đầu người là 8
đồng trở xuống và có những hoàn cảnh khó khăn như trên thì được xét để trợ cấp, nhưng khi xét
trợ cấp cần giữ quan hệ với mức thu nhập bình quân của gia đình xã viên hợp tác xã nơi gia
đình người đó ở. Vì vậy tiền trợ cấp cộng với thu nhập gia đình chia bình quân đầu người không
được cao hơn mức thu nhập bình quân đầu người của những gia đình xã viên được thu nhập
cao nhất ở hợp tác xã nơi đó (không kể những trường hợp cá biệt đột xuất).
c) Trong những trường hợp thật đặc biệt như: có gia đình gặp cả hai, ba trường hợp khó khăn
như trên hoặc gặp trường hợp khó khăn đột xuất khác, thì dù mức thu nhập bình quân đầu
người trong gia đình có cao hơn mức quy định là 8 đồng, 10 đồng và 12 đồng, cũng được xét trợ
cấp. Nhưng mức thu nhập bình quân đầu người trong những gia đình đó, nếu cao hơn những
mức quy định sau đây t ...