Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV về việc hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hy sinh, từ trần do Bộ Quốc Phòng- Bộ Nội Vụ ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư liên tịch số 114/2005/TTLT-BQP-BNV
BỘ NỘI VỤ-BỘ QUỐC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
****** ********
Số: 114/2005/TTLT-BQP- Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2005
BNV
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TỔ CHỨC LỄ TANG ĐỐI VỚI QUÂN NHÂN, CÔNG
NHÂN VIÊN CHỨC QUỐC PHÒNG HY SINH, TỪ TRẦN
Căn cứ Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước khi từ
trần, ban hành kèm theo Nghị Định số 62/2001/NĐ-CP ngày 12/9/2001 của Chính phủ
(gọi tắt là Nghị định số 62/2001/NĐ-CP); sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức
Trung ương; Bộ Tài chính và Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Liên Bộ Quốc
phòng - Nội vụ hướng dẫn thực hiện tổ chức lễ tang đối với quân nhân, công nhân viên
chức quốc phòng hy sinh, từ trần như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI ÁP DỤNG
1. Quân nhân tại ngũ; quân nhân dự bị động viên trong thời gian tập trung làm nhiệm vụ
quân sự;
2. Công nhân viên chức quốc phòng; lao động hợp đồng trong các doanh nghiệp, đơn vị
quân đội;
3. Quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng đã nghỉ hưu; cán bộ thuộc Cục Hàng
không dân dụng Việt Nam, Ban Cơ yếu Chính phủ do Bộ Quốc phòng ký quyết định nghỉ
hưu.
4. Quân nhân phục viên, xuất ngũ là Hội viên Cựu chiến binh khi từ trần được vận dụng
thực hiện tổ chức lễ tang tương đương cấp bậc, chức vụ theo quy định tại Thông tư này,
phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
II. QUY ĐỊNH CHUNG VỀ TỔ CHỨC LỄ TANG
1. Tổ chức lễ tang theo nghi thức quân đội gồm: lễ viếng, lễ truy điệu, lễ an táng (hoặc
hỏa táng). Căn cứ vào cấp bậc, chức vụ, quá trình công tác của người hy sinh, từ trần để
tổ chức lễ tang.
2. Tổ chức lễ tang theo nghi thức quân đội thể hiện sự quan tâm, trân trọng của Đảng,
Nhà nước, Quân đội đối với công lao cống hiến của người đã hy sinh, từ trần cho sự
nghiệp cách mạng. Tùy điều kiện cụ thể để tổ chức lễ tang chu đáo, tiết kiệm, phù hợp
với truyền thống dân tộc và nếp sống văn minh.
3. Lễ tang theo nghi thức quân đội chỉ thực hiện ở những nơi có điều kiện cho phép (tại
nhà tang lễ, bệnh viện, công sở). Không thực hiện nghi thức quân đội khi tổ chức lễ tang
ở gia đình hoặc các trường hợp chết do tự thương, tự sát, vi phạm pháp luật nhà nước, kỷ
luật quân đội.
4. Trường hợp xảy ra chiến đấu, nếu quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng hy
sinh, từ trần mà không có điều kiện tổ chức lễ tang theo quy định tại Thông tư này thì tổ
chức lễ báo tử tại địa phương khi có giấy báo tử.
5. Đơn vị chủ trì tổ chức lễ tang tiến hành: thành lập Ban lễ tang, Ban tổ chức lễ tang, xây
dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, hiệp đồng và điều hành, tổ chức lễ tang; đảm bảo
chi phí, thanh quyết toán và giải quyết chính sách theo quy định.
III. QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ TỔ CHỬC LỄ TANG THEO NGHI THỨC QUÂN
ĐỘI
A. TỔ CHỨC LỄ TANG CẤP NHÀ NƯỚC
Thực hiện theo quy định tại Chương III, Quy chế tổ chức lễ tang đối với cán bộ, công
chức, viên chức Nhà nước khi từ trần ban hành kèm theo Nghị định số 62/2001/NĐ-CP.
B. TỔ CHỨC LỄ TANG CẤP CAO
1. Đối tượng áp dụng:
Cán bộ quân đội đương chức, thôi giữ chức hoặc đã nghỉ hưu thuộc diện Bộ Chính trị,
Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, có chức vụ hoặc cấp bậc quân hàm sau đây (không
thuộc diện tổ chức lễ tang cấp Nhà nước) khi hy sinh, từ trần được tổ chức lễ tang cấp
cao:
1.1. Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Đảng ủy Quân sự Trung ương;
1.2. Thứ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
1.3. Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
1.4. Chủ nhiệm và Phó Chủ nhiệm các Tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng;
1.5. Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng;
1.6.Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng, Giám đốc Học viện chính trị -
Quân sự, Giám đốc Học viện Lục quân;
1.7. Phó Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Tư lệnh Quân đoàn;
1.8. Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
1.9. Các nhà hoạt động xã hội, văn hóa, khoa học tiêu biểu đã được tặng thưởng Huân
chương Độc lập hạng Nhất trở lên.
2. Phân cấp tổ chức lễ tang cấp cao:
2.1. Bộ Quốc phòng chủ trì tổ chức lễ tang cấp cao đối với các đồng chí hy sinh, từ trần
giữ chức Thứ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (nếu
không thuộc diện tổ chức lễ tang cấp Nhà nước).
2.2. Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng có người hy sinh, từ trần chủ trì tổ chức lễ tang
cấp cao đối với các chức danh còn lại nêu tại điểm 1, mục B, Phần III nêu trên.
2.3. Trường hợp các đồng chí hy sinh, từ trần thuộc một trong những chức danh quy định
từ đoạn 1.3 đến đoạn 1.9, điểm 1, mục B, Phần III nêu trên, đồng thời là ủy viên Ban
chấp hành Trung ương Đảng, hoặc ủy viên Đảng ủy quân sự Trung ương, do đơn vị trực
thuộc Bộ Quốc phòng chủ trì, nhưng Trưởng Ban lễ tang là Thủ trưởng Bộ Quốc phòng.
2.4. Đối với cán bộ c ...