Thông tư liên tịch số 5-TT/LB về việc hướng dẫn việc quản lý, sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản - Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư liên tịch số 5-TT/LB
BỘ THUỶ SẢN-TỔNG CỤC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT T Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******** ********
Số: 5-TT/LB Hà Nội , ngày 18 tháng 12 năm 1991
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ THỦY SẢN - TỔNG CỤC QUẢN LÝ RUỘNG ĐẤT SỐ 5-TT/LB NGÀY
18-12-1991 HƯỚNG DẪN VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT CÓ MẶT NƯỚC ĐỂ
NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
Căn cứ Luật đất đai công bố ngày 8-1-1988, Nghị định số 30-HĐBT ngày 23-3-1989 và
chỉ thị số 60-HĐBT ngày 14-4-1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Luật Đất
đai;
Liên Bộ Thuỷ sản - Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn việc quản lý, sử dụng các loại
đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản như sau:
I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:
1. Đất có mặt nước (gọi tắt là mặt nước) nói trong thông tư này giới hạn trong phạm vi
mặt nước nội địa và vùng ven biển, gồm mặt nước đang được sử dụng và mặt nước có
khả năng nhưng chưa được sử dụng để chuyên nuôi trồng thuỷ sản, hoặc kết hợp nuôi
trồng thuỷ sản.
2. Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với mặt nước
nuôi trồng thuỷ sản trong địa phương theo quy hoạch và pháp luật.
Căn cứ vào quy hoạch phân bổ sử dụng đất trên phạm vị lãnh thổ của Nhà nước, Ngành
Thuỷ sản có trách nhiệm quy hoạch mặt nước nuôi trồng thuỷ sản cụ thể ở mỗi địa
phương.
3. Ngành quản lý ruộng đất phối hợp với ngành thuỷ sản giúp Hội đồng Bộ trưởng và Uỷ
ban Nhân dân các cấp tổ chức việc giao mặt nước cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng
thuỷ sản.
Việc giao mặt nước phải dựa vào các căn cứ sau:
a) Quy hoạch sử dụng mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
b) Quỹ mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ở địa phương.
c) Yêu cầu, khả năng lao động, tiền vốn, trình độ quản lý của tổ chức, cá nhân trong việc
sử dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
d) Các quy định về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nói tại Điều 11 Luật Đất đai, các
quy định về giao đất nói tại các Điều 12, 13, 29 Luật Đất đai và các khoản 1, 2 Điều 8
Nghị định số 30-HĐBT, ngày 23-3-1989.
4. Người được giao quyền sử dụng mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản phải đăng ký đất đai
và được chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp mặt nước đã được giao theo quy định tại
Điều 18 Luật đất đai, các Điều 12, 13 Nghị định số 30-HĐBT, Quyết định số 201-
QĐ/ĐKTK và Thông tư số 302-TT/ĐKTK của Tổng cục Quản lý ruộng đất.
5. Người được giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản được hưởng các quyền lợi quy định
tại Điều 49 Luật Đất đai, đồng thời phải thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ quy định tại các
Điều 24, 45, 48 Luật đất đai và khoản 4 phần II Thông tư này.
Mọi hành vi vi phạm nghĩa vụ của người sử dụng mặt nước đều bị xử lý theo quy định
của Pháp luật hiện hành.
6. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế, các tổ chức liên doanh của Việt Nam
với nước ngoài được phép sử dụng mặt nước ở Việt Nam để nuôi trồng thuỷ sản sẽ có
văn bản quy định riêng.
II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
1. Mặt nước sử dụng nuôi trồng thuỷ sản xác định tại Mục 1 Phần I của Thông tư này
gồm các loại cụ thể sau:
a) Mặt nước được quy hoạch và đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để chuyên nuôi
trồng thuỷ sản (gồm cả diện tích đang và sẽ đưa vào nuôi trồng thuỷ sản).
- Ao, hồ nhỏ (kể cả mương rạch trong vườn) nằm xen kẽ trong đất khu dân cư và đất
chuyên dùng khác.
- Đầm, hồ tự nhiên, sông cụt, ao, đìa... phân bổ xen kẽ trong khu vực chuyên trồng cây
nông nghiệp hoặc lâm nghiệp.
- Ruộng trũng đã được cải tạo để chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
- Ao, đìa, dầm... có sẵn hoặc được xây dựng để nuôi trồng thuỷ sản thuộc vùng nước lợ,
nước mặn ven biển, bãi triều cửa sông...
b) Mặt nước được quy hoạch để sử dụng vào mục đích khác nhưng có thể kết hợp sử
dụng vào nuôi trồng thuỷ sản:
- Hồ chứa nước thuỷ lợi, sông, đầm, hồ tự nhiên nằm trong hệ thống thuỷ lợi của từng
vùng, từng địa phương.
- Hồ chứa nước thuỷ điện.
- Ao, hồ, đầm nằm trong các khu di tích lịch sử, văn hoá, thắng cảnh.
- Đầm, hồ thuộc hệ thống tiêu nước thải của thành phố, khu công nghiệp.
- Ruộng trồng lúa, trồng cói, kênh rạch, thùng vũng xen kẽ trong vùng đất trồng dừa, khu
vực đất làm muối, rừng ngập nước v.v... có thể kết hợp nuôi trồng thuỷ sản theo các hình
thức nuôi trồng xen hoặc gối vụ.
2. Việc giao mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản thực hiện như sau:
a) Mặt nước đã được quy hoạch để chuyên nuôi trồng thuỷ sản.
a1. Cấp có thẩm quyền giao mặt nước này được thực hiện như đối với đất nông nghiệp
theo quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm a, b khoản 4, Điều 13, Luật đất đai.
a2. Thời hạn giao:
- Tổ chức, cá nhân đang sử dụng hợp pháp mặt nước nuôi trồng thuỷ sản được tiếp tục sử
dụng theo thời hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quy định khi giao mặt nước.
- Đối với mặt nước thuộc diện nhận khoán, nhận thầu của xã, hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất nông lâm ngư nghiệp, nông trường, lâm trường, trạ ...