THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬP
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư liên tịch số 58/2012/TTLT-BGDĐTBLĐTBXH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TẠO - BỘ LAO ĐỘNG - Độc lập - Tự do - Hạnh phúcTHƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ---------------- -------- Số: 58/2012/TTLT-BGDĐT- Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2012 BLĐTBXH THÔNG TƯ LIÊN TỊCH QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TRUNG TÂM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC HÒA NHẬPCăn cứ Luật Người khuyết tật ngày 17 tháng 6 năm 2010;Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 6 năm 2012 quy địnhvề thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy địnhchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;Căn cứ Nghị định số 186/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quyđịnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binhvà Xã hội;Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội banhành Thông tư liên tịch quy định điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạtđộng, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập,Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNGĐiều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng1. Thông tư này quy định về điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạtđộng, tổ chức lại, giải thể Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.2. Thông tư này được áp dụng đối với tất cả các Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòanhập (sau đây gọi tắt là Trung tâm) do cơ quan, tổ chức và cá nhân thành lập.Điều 2. Khái niệm và phân loại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhậpTrung tâm là cơ sở cung cấp nội dung chương trình, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịchvụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục, tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh củangười khuyết tật. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.Trung tâm có hai loại hình: công lập và ngoài công lập.Trung tâm công lập là đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước thành lập, được nhà nướcđầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và được bảo đảm một phần kinh phí hoạtđộng thường xuyên theo quy định.Trung tâm ngoài công lập là đơn vị sự nghiệp hoạt động trợ giúp người khuyết tật do cơquan nhà nước có thẩm quyền cho phép các tổ chức, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựngcơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên theo quy định của pháp luật.Điều 3. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm1. Phát hiện khuyết tật để tư vấn lựa chọn phương thức giáo dục phù hợp;2. Thực hiện biện pháp can thiệp sớm người khuyết tật tại cộng đồng để lựa chọn phươngthức giáo dục phù hợp;3. Tư vấn tâm lý, sức khỏe, giáo dục, hướng nghiệp để lựa chọn phương thức giáo dụcphù hợp;4. Hỗ trợ người khuyết tật tại gia đình, tại cơ sở giáo dục và cộng đồng;5. Cung cấp nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học đặc thù phù hợp với từng dạng tật, mứcđộ khuyết tật.Điều 4. Tên của Trung tâm1. Tên của Trung tâm được quy định như sau:Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập + tên riêng.2. Tên của Trung tâm được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển hiệu và các giấytờ giao dịch của Trung tâm.Điều 5. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động, đìnhchỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể Trung tâm1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt làChủ tịch UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đối với Trung tâmcông lập hoặc quyết định cho phép thành lập, cho phép tổ chức lại, cho phép giải thể đốivới Trung tâm ngoài công lập.2. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cho phép hoạt động, đình chỉ hoạt động của Trungtâm.Điều 6. Kinh phí hoạt động của Trung tâm1. Kinh phí hoạt động của Trung tâm công lập gồm:a) Nguồn ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phâncấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành;b) Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;c) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của Trung tâm;d) Các nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.2. Kinh phí hoạt động của Trung tâm ngoài công lập gồm:a) Nguồn đầu tư của tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập Trung tâm;b) Nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;c) Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ của Trung tâm;d) Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.Chương 2. ĐIỀU KIỆN THÀNH LẬP, HOẠT ĐỘNG, ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG, TỔ CHỨC LẠI, GIẢI THỂ TRUNG TÂMĐiều 7. Điều kiện thành lập Trung tâmTrung tâm được thành lập khi có đủ các điều kiện sau:1. Có đề án thành lập Trung tâm, trong đó xác định cụ thể mục tiêu, chức năng, nhiệmvụ;2. Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đã được cấp có thẩm quyềnphê duyệt và nhu cầu hỗ trợ giáo dục người khuyết tật của địa phương;3. Có trụ sở làm việc hoặc đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu;nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.4. Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đáp ứng yêu cầu hoạt động của trungtâm.Điều 8. Điều kiện hoạt động của Trung tâmTrung tâm được phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau:1. Quyết định thành lập hoặc Quyết định cho phép thành lập của Chủ tịch UBND cấptỉnh;2. Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và dịch vụ hỗ trợ phù hợp với đặc điểm ngườik ...