Thông tin tài liệu:
Thông tư số 01/2024/TT-BTNMT quy định Định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược của quy hoạch. Thông tư này quy định định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược thông qua hoạt động lựa chọn nhà thầu của các quy hoạch (bao gồm cả điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch) thuộc đối tượng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số 01/2024/TT-BTNMTBỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01/2024/TT-BTNMT Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2024 THÔNG TƯ Quy định Định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược của quy hoạch Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020; Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Môi trường, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch. Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định định mức cho hoạt động thực hiện đánh giá môi trường chiến lược thông qua hoạt động lựa chọn nhà thầu của các quy hoạch (bao gồm cả điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch) thuộc đối tượng quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là Nghị định số 08/2022/NĐ-CP). Điều 2. Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đánh giá môi trường chiến lược đối với các quy hoạch. Điều 3. Nguyên tắc áp dụng Định mức quy định tại Thông tư này là định mức tối đa để thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. Chương II ĐỊNH MỨC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC Điều 4. Hoạt động trực tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 1. Xây dựng đề cương và lập dự toán nhiệm vụ thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: a) Thu thập, tổng hợp thông tin, phân tích tài liệu phục vụ cho việc xác định các nội dungthực hiện đánh giá môi trường chiến lược; b) Xác định các công việc cần thực hiện trong quá trình đánh giá môi trường chiến lược; c) Xây dựng đề cương và lập dự toán thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. 2. Thực hiện và lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: a) Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về diễn biến của các thành phần môi trường,các di sản thiên nhiên, các khu vực bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và điều kiện kinh tế - xãhội của vùng quy hoạch và các khu vực lân cận có khả năng bị tác động của quy hoạch; b) Xác định phạm vi không gian, thời gian được nhận dạng, dự báo để thực hiện đánhgiá môi trường chiến lược (vùng lãnh thổ có khả năng chịu tác động (tiêu cực/tích cực) bởiviệc quy hoạch); c) Đánh giá sự phù hợp của quan điểm, mục tiêu quy hoạch với quan điểm, mục tiêu,chính sách về bảo vệ môi trường; d) Xác định các vấn đề môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; phân tíchđánh giá lựa chọn các vấn đề môi trường chính của vùng quy hoạch; đ) Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính và tác động của biếnđổi khí hậu đến các vấn đề môi trường chính trong trường hợp không thực hiện quy hoạch; e) Đánh giá, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính trong trường hợp thựchiện quy hoạch (xu hướng tích cực và tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; tác động củaquy hoạch đến biến đổi khí hậu và ngược lại); g) Đánh giá mục tiêu và phương án quy hoạch, phân tích đề xuất giải pháp duy trì xuhướng tích cực, giảm thiểu xu hướng tiêu cực của các vấn đề môi trường chính; h) Nghiên cứu đề xuất định hướng về bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện quy hoạch; i) Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ xu hướng tiêu cực, tăng cường xu hướng tích cựccủa các vấn đề môi trường chính và lập kế hoạch giám sát môi trường; k) Thành lập bản đồ trong quá trình thực hiện đánh giá môi trường chiến lược (nếu có); l) Soạn thảo báo cáo đánh giá môi trường chiến lược và trình nộp cho cơ quan chủ trìlập quy hoạch. Điều 5. Hoạt động gián tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiến lược 1. Lựa chọn nhà thầu gói thầu dịch vụ tư vấn thực hiện đánh giá môi trường chiến lược. 2. Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, tham vấn, lấy ý kiến. 3. Quản lý chung. Điều 6. Định mức cho hoạt động trực tiếp thực hiện đánh giá môi trường chiếnlược của quy hoạch 1. Định mức tối đa cho thực hiện đánh giá môi trường chiến lược: Công thức tính: GĐMC = GĐMC chuẩn x H1 x H2 x H3 Trong đó: GĐMC là định mức tối đa cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quyhoạch thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục I Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. GĐMC chuẩn là định mức cho việc thực hiện đánh giá môi trường chiến lược của quyhoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốcgia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với địabàn chuẩn quy mô 5.000 km2 được xác định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này(chưa bao gồm định mức thành lập bản đồ). H1 là hệ số về quy mô diện tích tự nhiên bao gồm lãnh thổ và lãnh hải của địa bànthực hiện đánh giá môi trường chiến lược được xác định tại Phụ lục II ban hành kèm theoThông tư này. H2 là hệ số đánh giá mức độ tác động đến môi trường của ngành, lĩnh vực được xácđịnh tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Quy hoạch tổng thể quốc gia, quyhoạch không gian b ...