Thông tư số: 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự; căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; căn cứ Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011;...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thông tư số: 02/2016/TT-BTP BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 02/2016/TT-BTP Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2016 THÔNG TƯ Quy định quy trình giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự Căn cứ Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2011; Căn cứ Luật Thi hành án dân sự số 26/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự số64/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014; Căn cứ Nghị định số 22/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2013 của Chínhphủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Căn cứ Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 củaChính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại; Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo; Căn cứ Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2015 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thihành án dân sự; Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định quy trình giải quyết đơnkhiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự như sau: Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này hướng dẫn việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với đơn khiếunại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự (sau đây gọichung là đơn) của các cơ quan thi hành án dân sự, cơ quan quản lý thi hành ándân sự thuộc Bộ Tư pháp. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc BộTư pháp trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị,kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị,phản ánh trong thi hành án dân sự. Điều 3. Giải thích từ ngữ 1. Khiếu nại về thi hành án dân sự là việc đương sự, người có quyền lợi,nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự đề nghị người có thẩm quyềnxem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự,Chấp hành viên nếu có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật,xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 2. Tố cáo về thi hành án dân sự là việc công dân báo cho người có thẩmquyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dânsự, Chấp hành viên và công chức khác gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hạiđến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổchức trong thi hành án dân sự. 3. Đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong thi hành án dân sự là việc công dân, cơquan, tổ chức cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải phápvới người có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong thi hành án dân sự. 4. Người khiếu nại là đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đếnviệc thi hành án dân sự. 5. Người tố cáo là công dân thực hiện quyền tố cáo về thi hành án dân sự. 6. Người bị khiếu nại là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sựthuộc Bộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên cóquyết định, hành vi về thi hành án dân sự bị khiếu nại. 7. Người bị tố cáo là Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộcBộ Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp hành viên, côngchức khác làm công tác thi hành án dân sự. 8. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo là Thủ trưởng cơ quanthi hành án dân sự, Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự, Bộ trưởngBộ Tư pháp. 9. Xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh là việc tiếpnhận, phân loại, giải quyết hoặc kiến nghị, chuyển cơ quan có thẩm quyền xemxét, giải quyết. Điều 4. Nguyên tắc xử lý đơn Việc xử lý đơn phải đảm bảo chính xác, khách quan, kịp thời, đúng thẩmquyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự và phápluật về khiếu nại, tố cáo; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổchức, cá nhân, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án dân sự. Chương II TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI, GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, ĐỀ NGHỊ, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH 2 Mục 1 TIẾP NHẬN, PHÂN LOẠI Điều ...