Trong cuộc sống của con người ta việc đem chuyện đời tư của người khác ra để mà nói quả là đáng xấu hổ, tôi biết rất rõ điều đó. Tuy tôi không phải là nhà văn hay nhà báo và cũng không muốn vậy, nhưng hôm nay tôi cũng mạn phép được đem chuyện của người bạn tôi ra đây để được một lần hy vọng... và cũng là để nói với chính người bạn mà tôi luôn quý trọng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thư cho một người bạn Thư cho một người bạn Lãng Hiển XuânTrong cuộc sống của con người ta việc đem chuyện đời tư của người khác ra để mà nóiquả là đáng xấu hổ, tôi biết rất rõ điều đó. Tuy tôi không phải là nhà văn hay nhà báo vàcũng không muốn vậy, nhưng hôm nay tôi cũng mạn phép được đem chuyện của ngườibạn tôi ra đây để được một lần hy vọng... và cũng là để nói với chính người bạn mà tôiluôn quý trọng.Một hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao vẫn là hy vọng...oOo... (Tao không phải là hám danh để mà lôi mày ra đây đâu Chí ạ. Với lại chuyện của màychẳng đáng một xu! Chỉ vì tao thấy tội nghiệp cho vợ con mày và ghét thói tự trọng theokiểu khí khái cổ lỗ sĩ của mày nên tao phải làm cái việc bất đắc dĩ này. Mà thật ra cái tựtrọng với cái tự kỷ chỉ cách nhau bằng một tờ giấy thấm, khi đã thấm mực rồi đưa ra xemthì mặt nào cũng có chữ cả, khác nhau chỉ là ở chỗ chữ ngược hay chữ xuôi mà thôi.Mày là một thằng...! Hãy nghĩ lại đi! Chẳng ích gì khi đem vò nhàu đi cả một tờ giấytrắng mới chỉ có vài ba vết mực. Mày bảo tao là thằng “mọt”rỗng, dù có“mọt” thì taocũng phải lôi mày ra đây một lần, chẳng phải là để trả thù cho cái tính của mày hay đưachuyện làm quà cho vui hoặc chỉ là để lấy vài trăm tiền nhuận bút mà là vì vợ con màycũng đã ăn hết nửa cái xe máy của mày để lại rồi và cũng là để tao hy vọng...)Hy vọng mong manh, nhưng dẫu sao cũng là hy vọng...oOoỞ đời ai cũng có một cái tên để mà gọi, mà phân biệt ông nọ bà kia. Ai cũng muốn mìnhcó một cái tên hay, tên đẹp, nhưng khổ nỗi cái tên lại thường do cha mẹ áp đặt cho mình.Cha mẹ nghèo khó thì cứ đặt phứa là thằng Cu, cái Tý cho xong chuyện để mà còn locơm áo gạo tiền. Cha mẹ hiếm muộn thì kỹ lưỡng hơn một chút và cố tình kiếm một cáitên xâu xấu đặt cho con kẻo sợ ma quỷ nó chấm mất. Chỉ khổ cho con cái khi lớn lên đilàm, đi học phải thẹn thùng, phải đổi tên nên cũng lắm nỗi! Nhờ cái tên, đôi ngườicũng“làm ra ăn nên”, mà cũng vì cái tên mà nhiều người khác phải long đong lận đận…Cha mẹ bạn tôi là gia đình cán bộ và là gia đình có học thức nên đặt tên cho nó là Chí,với ước mong hắn có chí để mà nên người. Không biết với người khác thì sao chứ vớihắn thì cái tên đúng như là một định mệnh ám vào cuộc sống của hắn, năm hắn học lớp 6bị ở lại lớp cũng vì cái tên ấy.Hồi đó, trong lớp, bạn bè cứ gọi hắn là“Chí Phèo”. Một hôm, nhân sinh hoạt lớp, cô chủnhiệm kiêm giáo viên bộ môn Văn nói đùa trước cả lớp: “Cậu Chí mà được như Chí Phèođã là may. Cậu mới chỉ xứng đáng là Chí Ngây thôi! ”Chẳng biết từ“Ngây”đến“Phèo”cách nhau mấy bậc mà cô lại vô tình nói như vậy. Và từ đó, cái tên Chí Ngây đã trởthành tên thường gọi của hắn. Cũng từ đó, hắn thù ghét môn Văn và tỏ ra đối kháng vớicô chủ nhiệm. Thường thì hắn kiếm lý do để nghỉ học giờ văn, còn không thì cũng nghĩra vài trò nghịch nghợm gì đó để bị đuổi ra khỏi lớp. Và giọt nước đã tràn ly khi hắn bịphát hiện ra là người đã bỏ “hắc ín” lên ghế ngồi của cô chủ nhiệm. Miệng thì chối đâyđẩy mà hai hàng nước mắt của hắn cứ dòng dòng chảy, nhưng những giọt nước mắt đãkhông rửa sạch được đôi bàn tay dính đầy“hắc ín”của hắn. Kết thúc năm học với hạnhkiểm kém cộng thêm điểm tổng kết môn văn kém, hắn đã bị ở lại lớp. Vậy mà hắn cứnhơn nhơn như chẳng có chuyện gì.Thực ra thì hắn là một thằng học khá đều ở các môn, chỉ vì tính nghịch nghợm, táy máynên luôn bị thầy cô giáo ghét. Chả thế mà 7 năm học phổ thông hắn đã hai lần ở lại lớp vìhạnh kiểm. Nhưng cũng hai lần hắn được đi thi học sinh giỏi toán cấp thành phố. (nămlớp 4 và năm lớp 7).Gọi hắn là Chí Ngây cũng có phần đúng. Những giờ học trên lớp, gặp giờ học hắn thíchlà hắn cứ ngây ra như uống phải thuốc tê, quên hết những trò nghịch nghợm. Có hôm,giáo viên giảng bài ra khỏi lớp đã từ lâu nhưng hắn cứ đực người ra lẩm bẩm như đangcầu kinh trong nhà thờ. Hắn ngây nhưng không phải lúc nào cũng ngây ngây như ai đónghĩ. Giờ ra chơi, lúc bạn bè vui chơi thì hắn cứ đứng ngây ra để xem nếu gọi hắn cùngtham gia thì thể nào hắn cũng nghĩ ra một trò gì đó theo cách của hắn. Ví dụ như chơi kéoco thì hắn bảo đừng kéo bằng dây, vì kéo như thế thì sẽ có đứa lợi dụng chỉ bám vào dâymà không kéo. Cứ đứa này ôm lấy đứa kia, ai ăn gian là lòi ra ngay. Nhưng rồi chơi nhưvậy chẳng đứa nào chịu đứng đầu và hắn lại xung phong ra“đứng mũi chịu sào”! Ở đời,chẳng ai muốn rước cái khổ vào thân nhưng hắn lại coi như đó là cái lẽ bình thường. Hắnhay nói, ai cũng giành phần sướng thì để phần khổ cho ai... Và nếu không có nhữngngười nông dân lam lũ cục cằn thì lấy ai trồng lúa cho mấy người trí thức ăn để mà ngồiviết, mà thong dong, mà chê người khác quê mùa. Cũng cái lý ấy, có lần hắn quên cái mũtrong ngăn bàn ở lớp học, nhờ có trực nhật nên hắn nhận được lại cái mũ, thế là hắn tuyênbố tự nguyện trực nhật cho lớp cả tháng. Sau đó, ngày nào tới lớp hắn cũng mang theomột cái chổi cán dài đi nghễu nghện giữa phố một cách rất tự hào, còn ...