Danh mục

Thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 666.61 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tại Việt Nam là việc tập trung vào nỗ lực cải thiện khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, đáp ứng thách thức và cơ hội của bối cảnh kinh tế thay đổi. Nghiên cứu xem xét các biện pháp tăng cường môi trường kinh doanh, tận dụng tiềm năng kinh tế số và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Bằng việc tận dụng các khuyến mãi và cơ chế hỗ trợ, Việt Nam đang xây dựng một môi trường hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thu hút có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tại Việt NamKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH MỚI TẠI VIỆT NAM NCS. Nguyễn Đình Sơn Thành - Ban QTTB&ĐTXD Th.S Nguyễn Bá Lợi - Ban QTTB&ĐTXD ThS. Dương Đức Thành - Trung tâm Thông tin Học viện Tài chính Tóm tắt: Thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh mới tạiViệt Nam là việc tập trung vào nỗ lực cải thiện khả năng thu hút đầu tư trực tiếp từ nướcngoài, đáp ứng thách thức và cơ hội của bối cảnh kinh tế thay đổi. Nghiên cứu xem xét cácbiện pháp tăng cường môi trường kinh doanh, tận dụng tiềm năng kinh tế số và thúc đẩysự phát triển bền vững. Bằng việc tận dụng các khuyến mãi và cơ chế hỗ trợ, Việt Namđang xây dựng một môi trường hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài. Điều này bao gồm việc tậptrung vào các ngành kinh tế chiến lược, đẩy mạnh công nghệ số và phát triển hạ tầng kếtnối. Cùng lúc, việc quản lý rủi ro và tạo sự minh bạch cũng được nhấn mạnh để đảm bảolợi ích cả của nhà đầu tư và quốc gia. Bằng cách kết hợp các biện pháp này, nghiên cứugiúp làm sáng tỏ cách Việt Nam có thể thu hút hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàitrong bối cảnh mới, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và thúc đẩy bền vững trong tươnglai. 1. Đặt vấn đề Sau hơn ba thập niên mở cửa, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trở thànhmột bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bối cảnh xung độtthương mại trên thế giới, xu thế phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0,sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu… cùng với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảohộ và chống tự do hóa thương mại đa phương trên thế giới đã tác động đến việc điều chỉnhdòng vốn đầu tư của các quốc gia. Do đó, cần nhận diện những cơ hội và thách thức ViệtNam phải đối mặt, từ đó đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm thu hút có hiệu quảdòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong bối cảnh mới. - Bối cảnh: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và xu hướng dịch chuyển FDI rakhỏi Trung Quốc Các nhà đầu tư có xu hướng dịch chuyển toàn bộ hoặc một phần vốn FDI ra khỏiTrung Quốc để đa dạng chuỗi cung ứng, tránh phụ thuộc vào một thị trường đầu vào. Trong 465Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”bối cảnh đó, Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc thu hút FDI, như: vị trí địa lý thuận lợi;chí phí sản xuất rẻ so với các nước trong khu vực; môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầngtừng bước được cải thiện; Việt Nam có nhiều nét tương đồng về văn hóa với một số đối tácđầu tư là những quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực Đông Bắc Á… + Đứt gãy chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng và xu hướng dịch chuyển đầu tư Các biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới để ngăn chặn dịch Covid-19 bùngphát đã khiến thương mại toàn cầu đình trệ, chuỗi cung ứng đứt gãy, dẫn tới làn sóng phásản của doanh nghiệp khắp thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, du lịch, bán lẻ...Lần đầu tiên, vì sự đứt gãy đột ngột của chuỗi cung ứng toàn cầu mà hiện tượng khan hiếmhàng hóa đã xảy ra trên toàn thế giới, đặc biệt là trong lĩnh vực chế tạo, sản xuất ô tô, thiếtbị y tế... Trước tình hình này, các nước đã đa dạng hóa đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh nộiđịa hóa và khu vực hóa nhằm ngăn chặn rủi ro, đảm bảo sự ổn định cho chuỗi cung ứng.Xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng diễn ra nhằm giảm sự lệ thuộc vào một “mắt xích”,tăng tính an toàn cho hệ thống, kèm theo đó là các lợi ích của mỗi quốc gia. Dịch Covid-19 và xung đột thương mại Mỹ - Trung được ví như “chất xúc tác” đẩynhanh xu hướng chuyển hoạt động sản xuất sang các nước khác hoặc đưa về trong nước đểkhai thác lợi thế về chi phí, lao động hay dịch vụ hậu cần. Hiện nay, các nước phát triểnđang chủ động tái cấu trúc lại các chuỗi cung ứng, trong đó Hoa Kỳ đang xúc tiến hìnhthành một liên minh “những đối tác đáng tin cậy” gọi là “Mạng lưới thịnh vượng kinh tế”;EU thúc đẩy kinh tế “tự chủ chiến lược”, kiểm soát đầu tư ra nước ngoài; Đức, Italia quyđịnh chặt chẽ hơn đối với đầu tư ra nước ngoài; Pháp triển khai chiến lược “sản xuất tạiPháp”; Nhật Bản dành khoản ngân sách 2,2 tỷ USD hỗ trợ các doanh nghiệp đưa sản xuấttừ Trung Quốc về nước và di chuyển sản xuất; Hàn Quốc ban hành Luật thu hút các doanhnghiệp đã đầu tư ở nước ngoài quay về sản xuất, kinh doanh tại Hàn Quốc… + Chính sách ứng phó và hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ Việt Nam trước đại dịchCovid-19 Qua 4 lần bùn ...

Tài liệu được xem nhiều: