Danh mục

Thử lý giải bi kịch Mêđê dưới góc nhìn phê bình nữ quyền và phê bình phân tâm học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.90 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết kết hợp cách tiếp cận xã hội học (Sociology) và phân tâm học (Psychoanalysis), thử đề xuất một cách nhìn đa chiều về bi kịch Mêđê (Medea) của Ơripit (Euripidès), nhà viết kịch Hy Lạp cổ đại. Qua đó, hy vọng có thể khám phá phần khuất tối trong đời sống tâm lý của nhân vật, nhằm góp phần làm cho quá trình tiếp nhận tác phẩm ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơn hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thử lý giải bi kịch Mêđê dưới góc nhìn phê bình nữ quyền và phê bình phân tâm họcTAÛP CHÊ KHOA HOÜC, Âaûi hoüc Huãú, Säú 47, 2008 THỬ LÝ GIẢI BI KỊCH MÊĐÊ DƯỚI GÓC NHÌN PHÊ BÌNH NỮ QUYỀN VÀ PHÊ BÌNH PHÂN TÂM HỌC Nguyễn Thị Mỹ Lộc Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Bài viết kết hợp cách tiếp cận xã hội học (Sociology) và phân tâm học (Psychoanalysis),thử đề xuất một cách nhìn đa chiều về bi kịch Mêđê (Medea) của Ơripit (Euripidès), nhà viết kịchHy Lạp cổ đại. Qua đó, hy vọng có thể khám phá phần khuất tối trong đời sống tâm lý của nhânvật, nhằm góp phần làm cho quá trình tiếp nhận tác phẩm ngày càng hoàn thiện và hiệu quả hơnhơn. Bi kịch Hy Lạp cổ đại là niềm tự hào của văn minh Hy Lạp. Đó là những tácphẩm không chỉ vang bóng một thời mà còn được liệt vào hàng kiệt tác nên những đặctrưng thể loại của nó vẫn được coi là mẫu mực cho thể loại của mọi thời đại. Tuy nhiên,cũng như những vẻ đẹp cao quí khác trong nghệ thuật, nó tạo ra không ít cách tiếp cận đachiều phức tạp cho cả những nhà chuyên môn lẫn công chúng phổ thông. Không kể giới nghiên cứu phê bình đã có những định hướng thẩm mĩ cho côngchúng (hay những định hướng đó chưa đủ sức thuyết phục?), người đọc vẫn có những bộphận đã tiếp nhận một cách không công bằng, thiếu khách quan những kiệt tác vào hàngthế giới của bi kịch Hy Lạp. Đặc biệt trong đó có những người sẽ được đào tạo để trởthành những “người đọc lý tưởng”(một bộ phận sinh viên khoa ngữ văn trong các trườngđại học), tức có thể cảm thụ và cắt nghĩa tác phẩm sao cho khách quan và khoa học. Những biểu hiện đó nếu không được khắc phục sẽ tạo ra một sự lệch lạc trong việcnhận chân những giá trị văn chương đích thực. Nguyên nhân của hiện tượng trên được cắtnghĩa từ nhiều cơ sở: có thể là trong những giáo trình do sự chồng chất của khối lượngkiến thức cần trang bị nên người ta giới thiệu một cách sơ lược các tác giả, tác phẩm; cóthể những công trình nghiên cứu về những hiện tượng đó chưa đủ bề dày và chiều sâu đểtác động mạnh đến công chúng; và một phần lỗi không nhỏ nữa có thể là do sự vô cảmcủa bộ phận người tiếp nhận mà hành trang tri thức (hay “tầm đón”) mỏng manh? 1. Những hạn chế, vướng mắc của quá tr ình tiếp nhận bi kịch Hy Lạp trong nhàtrường tạm thời được khảo sát trên cơ sở những nguyên nhân có tính khách quan t ừ tàiliệu tham khảo do những nhà chuyên môn biên soạn. Đó là việc trong gia tài bi kịch HyLạp cổ có ba tác giả tên tuổi: Etsin (Aiskhylos), Xôphôclơ (Sophoklès) và Ơripit(Euripidès), giới nghiên cứu đã đi sâu khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của các tác phẩm nhưPrômêtê bị xiềng, Ăngtigôn, Êđip làm vua, còn Mêđê (Médée) của Ơripit thì lại khôngđược chú ý đúng mức. Và vì thế rắc rối xảy ra với chính tác phẩm này. Cụ thể là trongcuốn sách tham khảo chính về văn học phương Tây do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hànhlần thứ nhất vào năm 1999 - Văn học phương Tây - bề thế và đồ sộ với 896 trang, khổ16 x 25 cm, có sự mất cân đối về kết cấu tác giả, tác phẩm. Trong khi Etsin và Xôphôclơđược giới thiệu cả tác giả và tác phẩm tiêu biểu, thì Ơripit lại không được đề cập đến tácphẩm quan trọng nhất của ông. Không thể nói về tác giả mà không giới thiệu tác phẩmtiêu biểu của họ. Và tại sao hai tác giả trước được giới thiệu, còn tác giả thứ ba thì lạikhông, trong khi ai cũng biết kiệt tác Mêđê của Ơripit là một tác phẩm rất khó tiếp nhận,công chúng sinh viên lại càng cần đến sự định hướng của giáo trình. Một số tài liệu tham khảo khác được xuất bản ở những thập niên 70, 80 của thếkỷ trước tuy cũ nhưng có dành cho tác phẩm Mêđê vài dòng giới thiệu, bình luận, số kháccó tóm tắt tác phẩm… Tuy nhiên, tất cả đều không thể đáp ứng cho việc t ìm hiểu mộtcách khách quan và khoa học một tác phẩm cách độc giả ngày nay ba nghìn năm có lẻ!Vì vậy, sự tiếp nhận trong môi trường chuyên biệt này đã bị nhiễu loạn, thậm chí có cảnhững dị ứng bất công. Đã đến lúc cần phải bổ sung thêm tài liệu tham khảo cho sinh viên qua nhữngcông trình nghiên cứu chuyên sâu, và cũng đã đến lúc những phương pháp nghiên cứucục bộ nào đó là không còn thích hợp, nên chăng cần phải khám phá giá trị đích thực củatác phẩm dưới ánh sáng của nhiều phương pháp tổng hợp? Với Mêđê của Ơripit, bên cạnh cách tiếp cận tác phẩm theo phương pháp xã hộihọc thuần tuý, từ góc nhìn tâm lý học có thể soi rọi thêm nhiều góc khuất trong đời sốngtâm lý của nhân vật, giúp việc khám phá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm trở nên hữu lý hơnchăng? 2. Mêđê đã tái hiện tấn bi kịch của người phụ nữ nói chung và đặc biệt là bi kịchcủa những người phụ nữ trong xã hội Hy Lạp cổ đại đương thời. Nhân vật Mêđê xuấthiện trong tác phẩm với thân phận một người vợ bị bỏ rơi, một người mẹ bị tước mấtthiên chức cao quí của mình ...

Tài liệu được xem nhiều: