Danh mục

Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Tản mạn về thư pháp

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 679.43 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thư pháp là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo 文 房 四 寶(bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình.học tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm). Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã). Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp nên gọi tên là thư...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thư pháp và hội họa Trung Quốc - Tản mạn về thư phápThư pháp và hội họa Trung Quốc Tản mạn về thư pháp Thư pháp 書 法 là nghệ thuật viết chữ của người Trung Quốc với các công cụ gọi là văn phòng tứ bảo 文 房 四 寶(bút, nghiên, giấy, mực). Người Trung Quốc thường nói: «Học tập thư pháp khả dĩ tu thân, dưỡng tính, đào dã tâm tình.» 學習書法可以修身養性陶冶心情 (học tập thư pháp có thể tu thân dưỡng tính, uốn nắn tình cảm). Với quan niệm này, thư pháp cũng là Đạo (Thư pháp giả, Đạo dã) 書 法者道也. Người Nhật từ thuở tiếp thu văn hóa Hán đã nhận ra giá trị cao nhã của thư pháp nên gọi tên là thư đạo 書道 (shōdō). Không những thế, sự nghiên tập thư pháp từ đời Hán đến nay đã trở thành môn học hẳn hoi với đầy đủ cơ sở lý luận gọi là thư học 書學. Cuồng thảo của Nói đến thư pháp là nói đến Trương Húc đời Đường khổ luyện. Người Trung Quốc thường bảo: «Học thư vô nhật bất lâm trì.» 學書無日不臨池 (Học thư phápchẳng ngày nào mà không «vào ao»). Thuật ngữ lâm trì ý nói công phu khổ luyệnthư pháp. Thư gia Trương Chi 張芝 đời Đông Hán mỗi ngày luyện viết xong thìrửa bút ở ao, lâu ngày nước đen như mực (Lâm trì học thư, trì thủy tận mặc)臨池學書池水盡墨. Thuật ngữ lâm trì bắt nguồn từ đó. Thời của Trương Chi,giấy chưa phổ biến, luyện chữ chỉ có thể viết trên tơ lụa. Ông tận dụng tất cả vảilụa trong nhà, khi không thể viết thêm được nữa thì đem nhuộm và may y phục.Thư pháp và hội họa Trung QuốcGiới nghiên cứu Trung Quốc tổng kết rằng các đại thư gia thường phải mất vàichục năm lâm trì mới thành danh. Vì bái phục công phu lâm trì của Trương Chi(đời Hán) nên Vương Hi Chi 王羲之(đời Tấn) đã bỏ ra 15 năm luyện chữ, bắt đầutừ chữ vĩnh 永 (mãi mãi). Chữ vĩnh bao quát tám nét cơ bản của chữ Hán (gọi làvĩnh tự bát pháp 永字八法 ) và là bài tập nền tảng cho người mới học thư pháp.Nhưng vĩnh tự bát pháp chính thức được nghiên cứu có qui củ kể từ nhà sư ThíchTrí Vĩnh 釋智永 (tục gọi Vĩnh thiền sư) đời Tuỳ. Vị cháu bảy đời này của VươngHi Chi cũng là một tấm gương khổ luyện thư pháp. Ông tu ở chùa Vĩnh Hân 永欣,huyện Ngô Hưng 吳興. Ông lên lầu chùa rồi không xuống, ở đó 40 năm khổ luyệnthư pháp (Đăng lâu bất hạ tứ thập niên 登樓不下四十年). Bút cùn (thoái bút退筆) vất thành gò. Khi ông thành danh, người người đến xin chữ khiến ngạch cửabị dẫm nát, phải lấy sắt lá bao lại (gọi là thiết môn hạn 鐵門限). Nhà sư Hoài Tố懷素 đời Đường thuở hoa niên nhà nghèo không tiền mua giấy, chỉ khổ luyện trênlá chuối mà thành danh thảo thánh 草聖. Vương Hiến Chi 王獻之 thuở nhỏ luyệnchữ đã gánh nước đổ đầy 18 chum để làm nước mài mực. Nhờ thế mà thành danh.Hai cha con Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được đời xưng tụng là Thảo thánhnhị Vương 草聖二王. Chữ thảo của họ trở thành khuôn mẫu cho thế nhân nghiêntập từ đời Tấn đến nay. Thư thể Sấu Kim đặc trưng của Triệu Cát (tức vua Tống Huy Tông)Thư pháp và hội họa Trung Quốc Chữ thảo của Vương Hi Chi Chữ khải của Liễu Công QuyềnThư pháp và hội họa Trung Quốc Chữ khải của Nhan Chân Khanh Những người say đắm thư pháp nhiều vô kể. Mỗi một đờiđều có một số đại thư gia, từ vua chúa đến sĩ dân. Đường Thái Tông 唐太宗 (LýThế Dân 李世民) lúc rỗi lấy ngón tay viết chữ trong không khí (trừu không luyệntự 抽空練字); nửa đêm tốc dậy thắp đuốc luyện Lan Đình 蘭亭 (mặc tích củaVương Hi Chi). Lương Vũ Đế 梁武帝 cực kỳ hâm mộ mặc tích của họVương, cho người đi sưu tầm tất cả tác phẩm của Vương Hi Chi, truyền lệnh chomọi người trong cung phủ phải lấy các thư thể của họ Vương làm chuẩn, rồi saiChu Hưng Tự 周興嗣 soạn Thiên Tự Văn 千字文 và cho người mô phỏng bốn thưthể chân, thảo, lệ, triện của họ Vương mà chép Thiên Tự Văn để dạy chữ Hán vàthư pháp cho các con em trong cung phủ. Chu Hưng Tự là văn quan kỳ tài, chỉdùng 1000 chữ Hán cơ bản viết thành từng câu bốn chữ (không chữ nào lập lại)mà giảng giải được mọi lý lẽ trên đời. Tác phẩm nổi tiếng này không chỉ là sáchgiáo khoa khải mông (dạy trẻ) từ đời Lương đến đời Thanh mà còn là bí kíp rènThư pháp và hội họa Trung Quốcluyện thư pháp cực kỳ quan trọng cho đến ngày nay. Trí Vĩnh thiền sư sao chép800 bản Thiên Tự Văn theo chữ hành và chữ thảo phổ biến cho các tự viện. Cácthư gia đều có bản Thiên Tự Văn với thư thể của riêng mình, như Âu Dương Tuân歐陽詢 đời Đường, Triệu Mạnh Phủ 趙孟頫 đời Nguyên, v.v... cho đến các thưpháp gia Trung Quốc hiện đại. Lịch sử phát triển ...

Tài liệu được xem nhiều: