Danh mục

Thủ Thuật Excel: Các hàm thống kê trong Excel (phần 3)

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 259.18 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Hàm EXPONDIST() Tính phân phối mũ: trả về xác suất của phân phối xác suất mũ. Thường được dùng để mô phỏng khoảng thời gian giữa các biến cố, như máy ATM sẽ mất khoảng bao lâu để xìa tiền ra; hay là tìm xác suất sao cho tiến trình đó chỉ tốn tối đa là 30 giây…
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thủ Thuật Excel: Các hàm thống kê trong Excel (phần 3) Học Excel -Thủ Thuật ExcelCác hàm thống kê trong Excel (phần 3)Tìm hiểu các hàm thống kê trong Excel (phần 3):Hàm EXPONDIST()Tính phân phối mũ: trả về xác suất của phân phối xác suất mũ.Thường được dùng để mô phỏng khoảng thời gian giữa các biến cố, như máy ATMsẽ mất khoảng bao lâu để xìa tiền ra; hay là tìm xác suất sao cho tiến trình đó chỉtốn tối đa là 30 giây…Cú pháp: = EXPONDIST(x, lambda, cumulative)x : Giá trị của hàm mũ.Lambda : Tham số lambda.Cumulative : Một giá trị logic, cho biết dạng nào của hàm số mũ sẽ được sử dụng:= 1 (TRUE) : EXPONDIST() trả về hàm phân phối tích lũy= 0 (FALSE) : EXPONDIST() trả về hàm mật độ xác suấtLưu ý:· Nếu x hay lambda không phải là số, EXPONDIST() trả về giá trị lỗi #VALUE!· Nếu x < 0, EXPONDIST() trả về giá trị lỗi #NUM!· Nếu lambda < 0, EXPONDIST() trả về giá trị lỗi #NUM!Ví dụ:Với x = 0.2 và lambda = 10, ta có:EXPONDIST(0.2, 10, 1) = 0.864664717EXPONDIST(0.2, 10, 0) = 1.353352832Hàm FDIST()Tính phân phối xác suất F.Thường được dùng để tìm xem giữa hai tập số liệu có nhiều mức độ khác biệt haykhông. Ví dụ, dùng để khảo sát điểm thi của nam sinh và của nữ sinh thi tuyển vàomột trường trung học, rồi xác định xem độ biến thiên điểm của nam sinh có khácvới độ biến thiên điểm của nam sinh hay không…Cú pháp: = FDIST(x, degrees_freedom1, degrees_freedom2)x : Giá trị để ước lượng hàm.Degrees_freedom1 : Bậc tự do ở tử số.Degrees_freedom2 : Bậc tự do ở mẫu số.Lưu ý:· Nếu có bất kỳ đối số nào không phải là số, FDIST() trả về giá trị lỗi #VALUE!· Nếu x < 0, FDIST() trả về giá trị lỗi #NUM!· Nếu degrees_freedom1 hay degrees_freedom2 không phải là số nguyên, phầnthập phân của nó sẽ bị cắt bỏ để trở thành số nguyên.· Nếu degrees_freedom1 < 1 hay degrees_freedom1 ≥ 10^10, FDIST() trả về giá trịlỗi #NUM!· Nếu degrees_freedom2 < 1 hay degrees_freedom2 ≥ 10^10, FDIST() trả về giá trịlỗi #NUM!· FDIST() được tính ở dạng FDIST = P(F < x), với F là biến ngẫu nhiên có phânphối F với hai bậc tự do degrees_freedom1 và degrees_freedom2Ví dụ:Với x = 15.20675 và bậc tự do ở tử số là 6, bậc tự do ở mẫu số là 4, ta có:FDIST(15.20675, 6, 4) = 0.010000141Hàm FINV()Tính nghịch đảo của phân phối xác suất F.Nghĩa là, nếu xác suất = FDIST(x, …) thì x = FINV(xác suất, …)Cú pháp: = FINV(probability, degrees_freedom1, degrees_freedom2)Probability : Xác suất kết hợp với phân phối tích lũy F.Degrees_freedom1 : Bậc tự do ở tử số.Degrees_freedom2 : Bậc tự do ở mẫu số.Lưu ý:· Nếu có bất kỳ đối số nào không phải là số, FINV() trả về giá trị lỗi #VALUE!· Nếu probability < 0 hay probability > 1, FINV() trả về giá trị lỗi #NUM!· Nếu degrees_freedom1 hay degrees_freedom2 không phải là số nguyên, phầnthập phân của nó sẽ bị cắt bỏ để trở thành số nguyên.· Nếu degrees_freedom1 < 1 hay degrees_freedom1 ≥ 10^10, FDIST() trả về giá trịlỗi #NUM!· Nếu degrees_freedom2 < 1 hay degrees_freedom2 ≥ 10^10, FDIST() trả về giá trịlỗi #NUM!· FINV() được dùng để trả về các trị tiêu chuẩn từ phân phối F. Ví dụ, kết quả củaphép tính ANOVA thường gồm số liệu cho thống kê F, xác suất F, và giá trị tiêuchuẩn F tại mức có nghĩa 0.05. Để trả về giá trị tiêu chuẩn F, người ta dùng mức cónghĩa này (0.05) làm đối số probabiltycho hàm FINV().· FINV() sử dụng phương pháp lặp để tính hàm. Với probability cho trước, FINV()sẽ lặp cho tới khi kết quả chính xác trong khoảng ±0.0000003. Nếu FINV() khônghội tụ sau 100 lần lặp, nó sẽ trả về giá trị lỗi #NA!Ví dụ:Với probability = 0.01 và bậc tự do ở tử số là 6, bậc tự do ở mẫu số là 4, ta có:FINV(0.01, 6, 4) = 15.20675Hàm FISHER()Trả về phép biến đổi Fisher tại x.Phép biến đổi này tạo ra hàm phân phối hơn là đối xứng lệch. Thường được dùngtrong việc kiểm tra giả thuyết dựa trên hệ số tương quan.Cú pháp: = FISHER(x)x : Giá trị muốn chuyển đổi.Lưu ý:· Nếu x khôing phải là số, FISHER() trả về giá trị lỗi #VALUE!· Nếu x ≤ -1 hay x > 1, FISHER() trả về giá trị lỗi #NUM!· Phương trình của phép biến đổi FISHER là:Ví dụ:FISHER(0.75) = 0.972955Hàm FISHERINV()Trả về nghịch đảo của phép biến đổi Fisher.Nghĩa là, nếu y = FISHER(x) thì x = FISHERINV(y)Cú pháp: = FISHERINV(y)y : Giá trị để thực hiện phép biến đổi.Lưu ý:· Nếu y không phải là số, FISHERINV() trả về giá trị lỗi #VALUE!· Phương trình của phép biến đổi FISHERINV là:Ví dụ:FISHERINV(0.972955) = 0.75Hàm FORECAST()Tính toán, hay dự đoán, ước lượng một giá trị tương lai bằng cách sử dụng các giátrị hiện có. Từ những giá trị hiện có, giá trị mới được dự đoán bằng phương pháphồi quy tuyến tính. Có thể dùng hàm này để dự đoán mức bán hàng trong tương lai,nhu cầu đầu tư, hay khuynh hướng tiêu thụ.Cú pháp: = FORECAST(x, known_y’s, known_x’s)x : Điểm dữ liệu dùng để dự đoán giá trị mới.known_y’s : Mảng hay dữ liệu phụ thuộc.known_x’s : Mảng hay dữ liệu độc lập. ...

Tài liệu được xem nhiều: