Danh mục

Thủ Thuật Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x và 1.5x part 16

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 392.78 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cách tạo server để truy cập trang web trong mạng nội bộ Trong một số trường hợp cần thực hiện một website chỉ dành riêng cho các máy tính trong hệ thống mạng nội bộ truy cập để làm việc dựa trên một ứng dụng web chuyên nghiệp hoặc đơn giản là chỉ dùng để phổ biến thông tin nội bộ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện một máy chủ web (Server) dùng để truy cập trang web trong hệ thống mạng nội bộ sử dụng hệ điều hành Windows XP. Thiết lập máy chủ (Server)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thủ Thuật Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x và 1.5x part 16 Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x & 1.5x Cách tạo server để truy cập trang web trong mạng nội bộ Trong một số trường hợp cần thực hiện một website chỉ dành riêng cho các máy tính trong hệ thống mạng nội bộ truy cập để làm việc dựa trên một ứng dụng web chuyên nghiệp hoặc đơn giản là chỉ dùng để phổ biến thông tin nội bộ. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách thực hiện một máy chủ web (Server) dùng để truy cập trang web trong hệ thống mạng nội bộ sử dụng hệ điều hành Windows XP. Thiết lập máy chủ (Server):  Nối mạng các máy tính với nhau và thiết lập IP cố định cho tất cả các máyChọn một máy trong hệ thống mạng để làm server và cài đặt chương trình WAMP5 trên máy đó.  Tiến hành cài đặt website hoặc đặt trang web đã có sẵn vào thư mục web gốc của WAMP5.  Khởi động chương trình WAMP5, nhấn nút trái chuột vào biểu tượng của WAMP5 nằm ở khay hệ thống (System tray, góc dưới bên phải của màn hình) và nhấn vào Put Online, sau khi được chọn sẽ chuyển thành Put Offline và lúc này sẽ có thông báo ... - Server Online. Collection by traibingo at buaxua.vn Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x & 1.5x  Xác định địa chỉ IP của máy chủ (Server), nếu không nhớ thì có thể xem bằng cách nhấn nút phải chuột vào biểu tượng có hình 2 máy nối mạng nằm ở khay hệ thống (System tray, góc dưới bên phải của màn hình), nhấn vào Status và chuyển qua Tab Support để xem. Thiết lập các máy trạm (Client):  Tại các máy trạm còn lại, truy cập vào thư mục WINDOWS -> system32 -> drivers -> etc và nhấp đúp chuột vào tập tin hosts.  Xuất hiện của sổ chọn chương trình để mở, chọn notepad và nhấn Ok để mở. Collection by traibingo at buaxua.vn Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x & 1.5x  Chuyển xuống dòng cuối cùng của tập tin này và nhập địa chỉ IP của máy chủ (Server) vào, nhấn nút Tab trên bàn phím để cách khoảng và nhập tiếp tên miền (Domain) của trang web (thí dụ: mywebdomain.com). Sau khi nhập xong thì lưu (Save) và đóng tập tin hosts lại.  Thay đổi tập tin hosts giống như trên cho tất cả các máy còn lại. Tại các máy trạm, mở trình duyệt Web và nhập mywebdomain.com hoặc http://mywebdomain.com (không có www) vào dòng địa chỉ của trình duyệt, nếu thực hiện đúng các bước hướng dẫn trên thì lúc này giao diện của trang web sẽ xuất hiện trong cửa sổ của trình duyệt. Lưu ý:  Tên miền (Domain) là tên tùy ý chọn nhưng không nên đặt tên miền cho trang web trùng với bất cứ tên miền nào đã có, nếu đặt trùng tên thì sẽ không truy cập được vào trang web có tên đó.  Nếu muốn truy cập trang web từ máy chủ (Server) bằng tên miền đã đặt như trên thì phải sửa lại tập tin hosts trên máy này giống như khi làm trên các máy trạm.  Các liên kết trong trang web và các đường dẫn đến các tập tin tài liệu, hình ảnh,... đều nên sử dụng địa chỉ tương đối (relative path) nếu không có thể sẽ bị lỗi khi nhấn vào liên kết hoặc không hiển thị được các hình ảnh.  Nếu trên máy chủ (Server) có cài đặt chương trình FireWall thì phải tắt chương trình này đi hoặc thiết lập thông số để cho phép các máy trạm truy cập vào được. Collection by traibingo at buaxua.vn Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x & 1.5x CHMOD File và Folder trên Web Server CHMOD - viết tắt của Change Mode, đây là lệnh dùng để thay đổi thuộc tính của File (tập tin) và Folder (thư mục) trong hệ điều hành Unix, Linus... CHMOD thiết đặt những quyền cho phép đối với File và Folder, đó là quyền Read (đọc), Write (ghi) và Execute (thực hiện). Trên các hệ thống máy Server sử dụng Unix, Linus,... người dùng được chia ra làm 3 nhóm:  Owner: Chủ nhân trực tiếp tạo ra các Files, Folder.  Group: Nhóm thành viên được đăng ký để quản lý hoặc sử dụng.  Other/Public/World: Những người khác (không thuộc các nhóm trên). Các nhóm được tạo ra trong quá trình cài đặt và sử dụng Web Site. Khi người dùng đăng nhập (Login) vào Web Site, nó sẽ xác định xem thuộc về nhóm nào. Sau khi xác định nhóm, người dùng sẽ được gán quyền hạn nhất định đối với File hoặc Folder nào đó. Cụ thể là người dùng sẽ được Read (đọc), Write (ghi) và Execute (tạo mới hoặc xóa) File và Folder. Để xác định quyền hạn cho các nhóm nhất định, thống nhất sử dụng các ký hiệu bằng con số như sau: 4 = Read (quyền được đọc) 2 = Write (quyền được ghi) 1 = Execute (quyền được thực hiện) Bằng phép cộng đơn giản các con số này có thể hiển thị được cả một tổ hợp quyền hạn khác nhau. Thí dụ:  3 = 2+1 : Write và Execute đối với File hay Folder.  5 = 4+1 : Read và Execute.  6 = 4+2 : Read và Write.  7 = 4+2+1 : Read, Write và Execute. Collection by traibingo at buaxua.vn Thiết Kế Web Với Joomla 1.0x & 1.5x Tóm lại có tất cả 7 phương án sau:  7 = Read, Write & Execute  6 = Read & Write  5 = Read & Execute  4 = Read  3 = Write & Execute  2 = Write  1 = Execute Ký hiệu lệnh CHMOD thường có 3 con số, con số đầu thể hiện quyền hạn gán cho người dùng thuộc nhóm Owner. Con số thứ hai chỉ ra quyền hạn của người dùng thuộc nhóm Group và con số thứ ba dành cho nhóm Other/Public/World. Thí dụ: 766 : Có nghĩa là Owner (Read, Write & Execute), Group (Read & Write) và Other/Public/World (Read & Write). Trong phần lớn các chương trình FTP hiện nay đều hỗ trợ CHMOD theo kiểu nêu trên. Ngoài ra lệnh CHMOD còn có chế độ các ký hiệu chữ, trong trường hợp sử dụng ký hiệu chữ, chúng ta sẽ bắt gặp những ký hiệu sau:  - : Không được cấp quyền  d : Ký hiệu Directory (Folder, thư mục)  r : Quyền Read (đọc)  w : Quyền Write (ghi)  x : Quyền Execute (thực hiện) Thí dụ: drwxr-xr-x : Có nghĩa là Owner (Read, Write & Execute), Group (Read & Execute) và ...

Tài liệu được xem nhiều: