Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được chọn làm đề tài nghiên cứu, đều phải đạt được các yêu cầu như đã nêu, rằng quần thể đá chạm khắc cổ Sapa (đã có địa chỉ nơi chốn rõ) xuất hiện vào thời gian nào (chưa được xác định) và mọi thuộc tính và bản chất cũng như các thể hiện của nó đã và đang được giới nghiên cứu tìm hiểu đã gần một thế kỷ nay. Thử tìm kiếm một niên đại tương đối ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THỦ TÌM MỘT NIÊN ĐẠI TƯƠNG ĐỐI VÀ CHỦ NHÂN QUẦN THỂ CHẠM KHẮC ĐÁ CỔ SAPA
THỦ TÌM MỘT NIÊN ĐẠI TƯƠNG
ĐỐI VÀ CHỦ NHÂN QUẦN THỂ
CHẠM KHẮC ĐÁ CỔ SAPA
Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được
chọn làm đề tài nghiên cứu, đều phải đạt được các yêu cầu như đã nêu,
rằng quần thể đá chạm khắc cổ Sapa (đã có địa chỉ nơi chốn rõ) xuất
hiện vào thời gian nào (chưa được xác định) và mọi thuộc tính và bản
chất cũng như các thể hiện của nó đã và đang được giới nghiên cứu tìm
hiểu đã gần một thế kỷ nay.
Thử tìm kiếm một niên đại tương đối
1. Mỗi một sự kiện lịch sử - văn hoá nói chung đều được xẩy ra trong
một thời gian và không gian nhất định, không thể nhầm lẫn với các sự
kiện lịch sử văn hoá khác; Do đó khi nghiên cứu một sư kiện lịch sử -
văn hoá nào đó cần phải: xuất phát từ thời gian và địa điểm mà sự kiện
đó xảy ra để giải phẫu toàn bộ sự kiện đó; Hoặc là mọi tìm hiểu về sự
kiện đó để thử xác định thời gian và nơi chốn xẩy ra sự kiện. Quy cho
đến cùng, mọi nghiên cứu các sự kiện lịch sử - văn hoá trên phạm vi
toàn thế giới cho đến nay đều nhằm vào hai yêu cầu vừa nêu, để phân
biệt rõ cái gì là cái gì? và nó xảy ra ở đâu và bao giờ?
Sự kiện lịch sử - văn hoá quần thể chạm khắc đá cổ Sapa một khi được
chọn làm đề tài nghiên cứu, đều phải đạt được các yêu cầu như đã nêu,
rằng quần thể đá chạm khắc cổ Sapa (đã có địa chỉ nơi chốn rõ) xuất
hiện vào thời gian nào (chưa được xác định) và mọi thuộc tính và bản
chất cũng như các thể hiện của nó đã và đang được giới nghiên cứu tìm
hiểu đã gần một thế kỷ nay.
Với quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, mọi nghiên cứu theo tôi, quy cho
đến cùng là nhằm tìm về thời gian xuất hiện của nó, nếu không xác
định được thời gian, dù là tương đối thì mọi nghiên cứu coi như chưa đi
đến đích cuối cùng bởi vì sự kiện chạm khắc đá cổ Sapa đang trôi trong
thời gian vô tận của lịch sử, cũng vì vậy chủ nhân của nó cũng là nan
giải.
Vậy mà cả hai nội dung: thời đại và chủ nhân của quần thể chạm khắc
đá cổ Sapa chưa được đặt trọng tâm trong hội thảo khoa học này, tôi
thông cảm với cách đặt vấn đề của quý cơ quan chủ trì, xin được bổ
sung thêm vào chương trình hội thảo thêm một nội dung thiết yếu là
thời gian, dù thời gian và chủ nhân của chạm khắc đá cổ Sapa thuộc
vào các vấn đề của lịch sử, song từ góc độ của mỹ thuật, mọi nghiên
cứu cũng đều hướng về cội nguồn và thời gian đích thực của quần thể
chạm khắc đá cổ Sapa. Bởi vì quy cho cùng thì những giá trị của chạm
khắc đá cổ là của ai và có từ bao giờ?
2. Những nghiên cứu về quần thể chạm khắc đá cổ Sapa: Cho đến nay,
mới chú ý khảo tả thực trạng của chạm khắc đá, vấn đề niên đại và chủ
nhân chưa được quan tâm, kể từ V.Goloubev (năm 1925), P.Levi (năm
1936) và các nhà nghiên cứu đương đại Việt Nam, chưa có ai trình bày
lập luận cho niên đại của chạm khắc đá cổ Sapa. Năm 1990, tại hội thảo
khoa học kỷ niệm 500 năm Bản đồ Hồng Đức (1490 - 1990) lần đầu
tiên chúng tôi đề xuất niên đại (cả niên đại tương đối - niên đại tuyệt
đối) cho quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, trên cơ sở những thông tin mà
chúng tôi nắm bắt và xử lý được (xem Bùi Thiết: Lịch sử nghiên cứu
quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, trong: Cảm nhận về Văn Hoá. Nhà
xuất bản VH thông tin - 2000; trang 226-245). Thật ra những trình bày
niên đại của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa, chỉ mới dừng lại ở niên
đại văn hoá Hán chưa tràn xuống và có mặt khắp trên nửa phía Bắc của
Việt Nam.
3. Các lớp văn hoá trên quần thể chạm khắc đá cổ Sapa có khá nhiều,
ước chừng có dăm bảy lớp từ xa xưa nhất cho đến trước thời cận đại
(tức thuộc thời trung đại) như niên hiệu Hoàng Trị thứ 3 (1490) thời
Minh có dấu khắc trên đá cổ Sapa đi chăng nữa, cũng không vì thế mà
xác định đây là niên đại của quần thể chạm khắc đá cổ Sapa. Hãy bóc
các lớp văn hoá muộn hay văn hoá ăn theo ra khỏi tầng văn hoá đích
thực, mới có thể cho phép xác định cho quần thể chạm khắc đá cổ một
niên đại cần tìm kiếm!
Với trình độ hiện nay, nếu chỉ dựa vào hiện trạng hay các biểu hiện trên
mặt hàng trăm hòn đá có dấu vết chạm khắc ở Sapa, khó cho phép
chúng ta nghiên cứu xác định niên đại của nó, buộc phải tìm những
thông tin nằm ngoài quần thể đá, hay những thông tin bao trùm cả quần
thể đá lẫn những trạng huống sinh thái - sinh học - xã hội - văn hoá -
kinh tế... làm hình thành nội dung chạm khắc trên quần thể đá cổ đó,
may ra mới có hiệu quả, chí ít thì cũng là những giả thiết cộng tác nên
chăng!
4. Chúng ta biết, vùng Sapa nằm về tả ngạn Sông Hồng, mà lưu vực
Sông Hồng chạy dài hơn 600km từ thượng nguồn thuộc tỉnh Vân Nam
- Trung Quốc, về đến đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, là một khu vực
phát triển từ rất sớm, dân cư có từ thời nguyên thuỷ, chừng 4000 - 3000
năm trước đã bước vào ngưỡng của xã hội văn minh, đặc biệt nổi lên
hai nền văn hoá cổ đại, đó là văn hoá cổ điển ở Vân Nam và văn hoá
Đông Sơn ở Bắc Bộ Việt Nam, hai nền văn hoá đó có mối quan hệ với
nhau và độc lập với các nền văn hoá của người Hán ở Trung Nguyên.
Nằm trong cùng lưu vực Sông Hồng, lại kẹp giữa văn hoá Điền và văn
hoá Đông Sơn, những chạm khắc biểu hiện trên đá cổ Sapa mách cho ta
những thông tin mà cả văn hoá Điền và văn hoá Đông Sơn là các sưu
tập hiện vật đủ loại bằng đồ đồng... thì ở quần thể chạm khắc đá cổ
Sapa, là những ghi chép bằng đường nét, có người gọi đó là những bản
đồ địa hình cổ, có người mạnh dạn hơn thì cho rằng đó là hệ thống chữ
viết ghi hình (Pictograme).
Chữ viết là đặc trưng của xã hội văn minh cổ đại, nếu các biểu hiện
chạm khắc trên đá cổ Sapa thuộc hệ thống chữ viết sơ khai ấy, thì
chúng ta có lý do để nói rằng những gì có ở trên đá chạm khắc Sapa
thuộc về văn minh cổ đại - chứ không còn trong phạm trù của xã hội
nguyên thuỷ nữa!
Trên phạm vi lãnh thổ nước ta, chế độ nguyên thuỷ giải thể vào khoảng
4000 - 3000 năm trước, thay vào đó là xã hội văn minh cổ đại. Nhưng
khoảng 2000 năm về trước Văn hoá Hán chưa có ảnh hưởng xuống
Việt Nam, Văn hoá của ta là thuần Việt. Và quần thể chạm khắc đá cổ
Sapa cũng nằm trong hoàn cảnh đó, có nghĩa là chưa có bóng dáng Văn
hoá ...