Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đánh giá, kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực đối với môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khối các trường không chuyên lý luận chính trị
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đánh giá, kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực đối với môn Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam khối các trường không chuyên lý luận chính trị Trường Đại học Mỏ - Địa chất THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ, KIỂM TRA THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐỐI VỚI MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM KHỐI CÁC TRƯỜNG KHÔNG CHUYÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Đặng Thị Thanh Trâm Tóm tắt: Để đảm bảo chất lượng các môn học Lý luận chính trị nói chung, môn Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam nói riêng theo Công văn số 3056/BGDĐT-GDĐH thì việc thực hiện kiểm tra,đánh giá người học theo hướng tiếp cận năng lực người học là điều hết sức cần thiết. Trên cơ sởnghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo thực hiện hình thức kiểm tra, đánh giá mới, bàiviết chỉ ra những khó khăn/thuận lợi mà các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên Lý luậnchính trị phải đối mặt. Không những thế, bài viết còn khuyến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảoviệc triển khai hình thức kiểm tra, đánh giá mới đạt hiệu quả. Đây là điểm đóng góp của bài viết sovới nhiều công trình nghiên cứu lý luận về kiểm tra, đánh giá nói chung cũng như về sự vận dụngkiểm tra, đánh giá vào môn học cụ thể nói riêng trong nhiều năm qua. Từ khóa: kiểm tra đánh giá, tiếp cận năng lực người học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. 1. MỞ ĐẦU Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận (hoặc phát triển) năng lực và phẩm chấtngười học thay thế cho phương pháp tiếp cận mục tiêu, nội dung truyền thống là yêu cầu cấp thiết màxã hội, Chính phủ, trực tiếp là Bộ Giáo dục - Đào tạo đòi hỏi từ các cơ sở giáo dục, đặc biệt là cáctrường đại học, cao đẳng. Một trong những giải pháp được xác định là khâu đột phá của quá trìnhchuyển dịch này chính là hình thức kiểm tra, đánh giá (KTĐG) cũng phải chuyển sang hướng pháttriển năng lực, phẩm chất người học. Với góc độ nghiên cứu về KTĐG theo hướng tiếp cận năng lực người học đến nay đã có nhiềucông trình. Đây là những tư liệu xác đáng mà tác giả bài viết kế thừa về mặt lý luận, cũng như gợi mởhướng giải quyết vấn đề đặt ra khi thực hiện KTĐG theo cách mới đối với học phần Lịch sử ĐảngCộng sản Việt Nam (LSĐCSVN) (theo chương trình giảng dạy các môn Lý luận chính trị mới). Điểmmới đáng ghi nhận của bài viết đó là bước đầu nhận diện những điểm thuận lợi/khó khăn khi triểnkhai hình thức KTĐG học phần LSĐCSVN ở các trường đại học, cao đẳng khối không chuyên Lýluận chính trị (LLCT) và khuyến nghị một số nhiệm vụ, giải pháp để đảm bảo chất lượng học phầnnày từ khâu mang tính đột phá là KTĐG. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm và thực chất của hình thức KTĐG theo hướng “tiếp cận năng lực người học” Về khái niệm “tiếp cận” sử dụng trong bài viết, nó được hiểu là một quan điểm để giải quyếtmột vấn đề cụ thể. “Tiếp cận năng lực” là quan điểm về việc hình thành và phát triển năng lực chongười học. TS. Trường Đại học Mỏ - Địa chất.342Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Về khái niệm “năng lực”, theo OECD1: Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả nhữngyêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể. Theo Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018: Nănglực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứngthú, niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trongnhững điều kiện cụ thể.2 Với quan niệm “năng lực” như vậy, khả năng đáp ứng phù hợp với bối của thựctiễn cuộc sống là đặc trưng quan trọng nhất của năng lực, khả năng đó có được dựa trên sự đồng hóa vàsử dụng có cân nhắc những kiến thức, kĩ năng cần thiết trong từng hoàn cảnh cụ thể. Trong hoạt động KTĐG, có nhiều cách tiếp cận. Mỗi cách sẽ định hướng các thành tố quá trìnhđánh giá không giống nhau, từ mục tiêu, lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức đến xây dựngcông cụ đánh giá. Xét về bản chất, đánh giá năng lực không mâu thuẫn với đánh giá kiến thức, kĩ năng, mà nó làbước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng. Để chứng minh người học có năng lực ởmột mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho họ được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thựctiễn. Qua đó, người học vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừasử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài (gia đình, cộngđồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn. Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụtrong bối cảnh thực mới có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng, tình cảm, tháiđộ của người học. Đánh giá năng lực theo đó không hoàn toàn chỉ dựa vào chương trình giáo dục ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực Kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Lý luận chính trịGợi ý tài liệu liên quan:
-
Nghiên cứu lý luận tôn giáo của Viện nghiên cứu tôn giáo trong 30 năm qua (1991-2021)
16 trang 313 0 0 -
9 trang 232 0 0
-
Điểm tương đồng về tư tưởng giữa C. Mác và học thuyết Phật giáo
7 trang 218 0 0 -
Tài liệu thi Kỹ năng cơ bản trong lãnh đạo - quản lý - Trung cấp lý luận chính trị
40 trang 169 0 0 -
Ebook Góp phần nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam: Phần 1
272 trang 156 0 0 -
3 trang 119 0 0
-
Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Tập 1): Phần 2
96 trang 113 0 0 -
26 trang 109 0 0
-
6 trang 104 0 0
-
6 trang 103 0 0
-
27 trang 98 0 0
-
Bài giảng Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam - ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM
93 trang 97 0 0 -
78 trang 92 0 0
-
3 trang 91 0 0
-
Giáo trình Cao cấp lý luận chính trị: Tôn giáo và tín ngưỡng - Phần 2
132 trang 84 1 0 -
12 trang 80 0 0
-
Sự kiện Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước - Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại: Phần 2
128 trang 74 0 0 -
Nhìn lại vai trò của triết học Mác - Lênin trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam
5 trang 70 0 0 -
Sử dụng sơ đồ tư duy trong giảng dạy Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam tại Trường Đại học Sao Đỏ
8 trang 67 0 0 -
Ebook Chương trình sơ cấp Lý luận chính trị: Phần 2
370 trang 64 0 0