Thuật nói chuyện hằng ngày phần 29
Số trang: 4
Loại file: doc
Dung lượng: 48.00 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trước hết, chúng tôi muốn bạn hiểu đúng tiếng "khen".
Khen để thu tâm trong câu chuyện không phải nịnh. Người
nịnh là người có tâm hồn đê mạt, tự hạ mình để tôn thờ giả
dối kẻ khác, hầu tìm một lợi ích nào, chúng tôi nhớ một câu:
"Mọi tên nịnh nọt đều sống nhờ kẻ nghe theo nó" Thật là
những lời biểu lộ được hết bụng dạ tiểu nhân của kẻ nịnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuật nói chuyện hằng ngày phần 29 Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt Ph ần 029 Phải Biết Khen Trước hết, chúng tôi muốn bạn hiểu đúng tiếng khen. Khen để thu tâm trong câu chuyện không phải nịnh. Người nịnh là người có tâm hồn đê mạt, tự hạ mình để tôn thờ giả dối kẻ khác, hầu tìm một lợi ích nào, chúng tôi nhớ một câu: Mọi tên nịnh nọt đều sống nhờ kẻ nghe theo nó Thật là những lời biểu lộ được hết bụng dạ tiểu nhân của kẻ nịnh. Ngọn lưỡi của người nịnh, không phải là ngọn lưỡi khen người mà chúng tôi muốn bạn có. Khen đây là một đức tính họa hiếm, như bông hoa thơm dịu khó kiếm. Nó là kết quả của đầu óc khôn ngoan, thành thật, tự chủ, khoan từ, tế nhị. Trong câu chuyện, rất nhiều người không biết coi nó như bí quyết để thu tâm. Không ít kẻ dùng nó quá lố, thành ra người vụng xã giao. Chúng tôi muốn bạn khôn khéo sử dụng nó, như chiếc chìa khóa thần diệu để mở mọi cửa lòng. Mà làm sao cho lời khen có hiệu quả mong muốn. Phải có những đức tính mà chúng tôi vừa kể trên. Có màu sắc khôn ngoan. Người lặn lội nhiều với đời, sau cùng nhận thấy con người rất yếu với lời khen. Bạn chắc từng thấy nhiều em bé giúp bạn làm một việc gì, mà bạn khen giỏi, chúng làm đổ mồ hôi hột mà cũng không rên khổ. Mà không phải con nít thích lời khen. Washington lấy làm sung sướng khi ai gọi ông là Đại Tổng Thống Hoa Kỳ. Còn Victor Hugo, lúc nào cũng muốn tên mình được đặt thế Paris. Trong cuộc sống hàng ngày, quan sát một chút, bạn thấy không biết bao nhiêu người cao tuổi, ăn học rộng, vẫn thèm lời khen. Biết tâm lí bất diệt ấy, người khôn ngoan dùng lời khen để làm thỏa dạ những kẻ họ giao tiếp. Có màu sắc thành thật. Ở trên chúng tôi đã muốn bạn phân biệt đức tánh khen ngợi với sự dua nịnh. Dua nịnh giả dối, còn đức tánh khen do sự thành tâm. Bạn nhận rằng, người nói chuyện với bạn có những khuyết điểm cũng như ưu điểm. Bạn không mù quáng đâu. Nhưng bởi ưu điểm của họ, làm bạn quí phục họ nên bạn mới nói cho họ biết tâm trạng của bạn. Tài đức bạn nhận ở họ có thật, mà niềm quí phục trong lòng bạn cũng thật. Ở đời ai mà không sung sướng nghe những lời khen như vậy. Do con người tự chủ. Bạn để ý điều này là khen ai một cách thành thật không phải dễ như nhiều người tưởng. Nịnh thì không có gì. Cứ gán cho kẻ khác đủ thứ tài đức họ không có, và tâm hồn thì coi rẻ họ. Còn khen thật, phải tự chủ. Phải dẹp đi tính tự ái, mới mong khiêm tốn nhận cái hơn ở người. Mỗi lần bạn khen ai, là bạn chịu rằng, kẻ ấy có phần bằng bạn hay hơn bạn. Mà khi bạn chịu cách thành thật như vậy, bạn bắt mình lép xuống, làm kẻ mình khen nổi bật lên. Người được khen có sẵn thị dục huyên ngã, thấy bạn gãi ngay chỗ ngứa, tự nhiên thích bạn. Mang tính chất khoan tử. Khi buông lời khen ngợi, bạn phải có lòng vị tha. Bạn không thích nhận ở kẻ khác những khuyết điểm, ưa tha thứ lỗi lầm của họ và chân thành ca ngợi những ưu điểm của họ. Tế nhị. Nhưng không phải lúc nào cũng khen, ở đâu cũng khen, thấy cái gì cũng khen và gặp ai cũng khen. Bạn có đầu óc tế nhị, bạn không quá hà tiện lời khen, nhưng phải xài đúng lúc, đúng người. Và những điều bạn khen, ai cũng phải chịu là đáng ca tụng. Sự tế nhị của bạn, cũng cầm cương cho ngọn lưỡi của bạn. Kẻ kém lương tri khen quá lố, thành ra ngạo nghễ, khiến người được khen phải đỏ mặt. Bạn không như họ. Lời bạn khen rất xứng với công lao, tài đức kẻ khác, vừa đủ tỏ rằng bạn kính phục họ. Vậy trong câu chuyện, bạn đừng tiếc những lời khen hàm súc những đức tính trên. Khen nào tốn tiền bạc gì đâu, nhưng nếu bạn biết dùng nó, đời sống bạn sẽ được nhiều cái lợi do thiện cảm của bạn, gieo ở người nói chuyện với bạn. Trên đời, kẻ nịnh có nhiều, mà kẻ không biết khen cũng không ít. Một đàng làm cho người ta ngượng, một đàng làm cho người ta buồn. Con người luôn luôn muốn thiên hạ nhận mình có công lao, có giá trị. Một khi ai buông lời khen đúng chổ, con người nghe tâm hồn lâng lâng. Bạn là người khéo sử dụng lời khen. Bạn tập can đảm, buông những lời thành thật tán dương người nói chuyện với bạn. Bạn sẽ nắm tâm hồn họ. Sự khen ngợi, không phải chỉ căn cứ ở một đôi tiếng bạn thốt ra, để làm nổi bật những ưu điểm của kẻ khác. Bạn có thể nhìn nhận cái hay của họ, bằng cách bạn che lấp mình đi khi nói chuyện. Gặp vấn đề nào, kẻ đàm luận với mình không hiểu, bạn đừng giành nói, hãy để họ tỏ bày. Bạn nên mở đầu: Xin ngài dùng kinh nghiệm của mình chỉ cho biết... nhờ sức học vấn uyên thâm của ngài, ngài cắt nghĩa cho... Những tiếng ấy, vừa có giá trị khiêu khích kẻ khác nói, vừa khen họ. Trong khi họ nói, bạn đừng quên có thái độ, có gương mặt biểu lộ sự đồng tình của bạn. Thỉnh thoảng dùng cái ngó, hay nói vài lời tán dương câu chuyện của họ. Những bí quyết gây thiện cảm này xin bạn đừng tưởng ai làm cũng được. Phải lâu ngày luyện tập, người ta mới biết lúc nào nên sử dụng chúng một cách tinh tế cho người được khen mến yêu mình. [Phần Trước] ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuật nói chuyện hằng ngày phần 29 Thuật Nói Chuyện Hằng Ngày Hoàng Xuân Việt Ph ần 029 Phải Biết Khen Trước hết, chúng tôi muốn bạn hiểu đúng tiếng khen. Khen để thu tâm trong câu chuyện không phải nịnh. Người nịnh là người có tâm hồn đê mạt, tự hạ mình để tôn thờ giả dối kẻ khác, hầu tìm một lợi ích nào, chúng tôi nhớ một câu: Mọi tên nịnh nọt đều sống nhờ kẻ nghe theo nó Thật là những lời biểu lộ được hết bụng dạ tiểu nhân của kẻ nịnh. Ngọn lưỡi của người nịnh, không phải là ngọn lưỡi khen người mà chúng tôi muốn bạn có. Khen đây là một đức tính họa hiếm, như bông hoa thơm dịu khó kiếm. Nó là kết quả của đầu óc khôn ngoan, thành thật, tự chủ, khoan từ, tế nhị. Trong câu chuyện, rất nhiều người không biết coi nó như bí quyết để thu tâm. Không ít kẻ dùng nó quá lố, thành ra người vụng xã giao. Chúng tôi muốn bạn khôn khéo sử dụng nó, như chiếc chìa khóa thần diệu để mở mọi cửa lòng. Mà làm sao cho lời khen có hiệu quả mong muốn. Phải có những đức tính mà chúng tôi vừa kể trên. Có màu sắc khôn ngoan. Người lặn lội nhiều với đời, sau cùng nhận thấy con người rất yếu với lời khen. Bạn chắc từng thấy nhiều em bé giúp bạn làm một việc gì, mà bạn khen giỏi, chúng làm đổ mồ hôi hột mà cũng không rên khổ. Mà không phải con nít thích lời khen. Washington lấy làm sung sướng khi ai gọi ông là Đại Tổng Thống Hoa Kỳ. Còn Victor Hugo, lúc nào cũng muốn tên mình được đặt thế Paris. Trong cuộc sống hàng ngày, quan sát một chút, bạn thấy không biết bao nhiêu người cao tuổi, ăn học rộng, vẫn thèm lời khen. Biết tâm lí bất diệt ấy, người khôn ngoan dùng lời khen để làm thỏa dạ những kẻ họ giao tiếp. Có màu sắc thành thật. Ở trên chúng tôi đã muốn bạn phân biệt đức tánh khen ngợi với sự dua nịnh. Dua nịnh giả dối, còn đức tánh khen do sự thành tâm. Bạn nhận rằng, người nói chuyện với bạn có những khuyết điểm cũng như ưu điểm. Bạn không mù quáng đâu. Nhưng bởi ưu điểm của họ, làm bạn quí phục họ nên bạn mới nói cho họ biết tâm trạng của bạn. Tài đức bạn nhận ở họ có thật, mà niềm quí phục trong lòng bạn cũng thật. Ở đời ai mà không sung sướng nghe những lời khen như vậy. Do con người tự chủ. Bạn để ý điều này là khen ai một cách thành thật không phải dễ như nhiều người tưởng. Nịnh thì không có gì. Cứ gán cho kẻ khác đủ thứ tài đức họ không có, và tâm hồn thì coi rẻ họ. Còn khen thật, phải tự chủ. Phải dẹp đi tính tự ái, mới mong khiêm tốn nhận cái hơn ở người. Mỗi lần bạn khen ai, là bạn chịu rằng, kẻ ấy có phần bằng bạn hay hơn bạn. Mà khi bạn chịu cách thành thật như vậy, bạn bắt mình lép xuống, làm kẻ mình khen nổi bật lên. Người được khen có sẵn thị dục huyên ngã, thấy bạn gãi ngay chỗ ngứa, tự nhiên thích bạn. Mang tính chất khoan tử. Khi buông lời khen ngợi, bạn phải có lòng vị tha. Bạn không thích nhận ở kẻ khác những khuyết điểm, ưa tha thứ lỗi lầm của họ và chân thành ca ngợi những ưu điểm của họ. Tế nhị. Nhưng không phải lúc nào cũng khen, ở đâu cũng khen, thấy cái gì cũng khen và gặp ai cũng khen. Bạn có đầu óc tế nhị, bạn không quá hà tiện lời khen, nhưng phải xài đúng lúc, đúng người. Và những điều bạn khen, ai cũng phải chịu là đáng ca tụng. Sự tế nhị của bạn, cũng cầm cương cho ngọn lưỡi của bạn. Kẻ kém lương tri khen quá lố, thành ra ngạo nghễ, khiến người được khen phải đỏ mặt. Bạn không như họ. Lời bạn khen rất xứng với công lao, tài đức kẻ khác, vừa đủ tỏ rằng bạn kính phục họ. Vậy trong câu chuyện, bạn đừng tiếc những lời khen hàm súc những đức tính trên. Khen nào tốn tiền bạc gì đâu, nhưng nếu bạn biết dùng nó, đời sống bạn sẽ được nhiều cái lợi do thiện cảm của bạn, gieo ở người nói chuyện với bạn. Trên đời, kẻ nịnh có nhiều, mà kẻ không biết khen cũng không ít. Một đàng làm cho người ta ngượng, một đàng làm cho người ta buồn. Con người luôn luôn muốn thiên hạ nhận mình có công lao, có giá trị. Một khi ai buông lời khen đúng chổ, con người nghe tâm hồn lâng lâng. Bạn là người khéo sử dụng lời khen. Bạn tập can đảm, buông những lời thành thật tán dương người nói chuyện với bạn. Bạn sẽ nắm tâm hồn họ. Sự khen ngợi, không phải chỉ căn cứ ở một đôi tiếng bạn thốt ra, để làm nổi bật những ưu điểm của kẻ khác. Bạn có thể nhìn nhận cái hay của họ, bằng cách bạn che lấp mình đi khi nói chuyện. Gặp vấn đề nào, kẻ đàm luận với mình không hiểu, bạn đừng giành nói, hãy để họ tỏ bày. Bạn nên mở đầu: Xin ngài dùng kinh nghiệm của mình chỉ cho biết... nhờ sức học vấn uyên thâm của ngài, ngài cắt nghĩa cho... Những tiếng ấy, vừa có giá trị khiêu khích kẻ khác nói, vừa khen họ. Trong khi họ nói, bạn đừng quên có thái độ, có gương mặt biểu lộ sự đồng tình của bạn. Thỉnh thoảng dùng cái ngó, hay nói vài lời tán dương câu chuyện của họ. Những bí quyết gây thiện cảm này xin bạn đừng tưởng ai làm cũng được. Phải lâu ngày luyện tập, người ta mới biết lúc nào nên sử dụng chúng một cách tinh tế cho người được khen mến yêu mình. [Phần Trước] ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ năng mềm kỹ năng giao tiếp thuật nói chuyện hằng ngày kỹ năng đàm phán kỹ năng tư duyGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 774 13 0 -
Giáo trình Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: Phần 2
50 trang 543 6 0 -
30 trang 463 1 0
-
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 420 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 384 0 0 -
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kỹ năng giao tiếp của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp
10 trang 331 0 0 -
10 trang 323 0 0
-
Làm thế nào để đàm phán lương thành công
4 trang 309 1 0 -
Giáo trình Kỹ năng tư duy phản biện: Phần 1 - PGS.TS Lê Thanh Sơn
103 trang 309 1 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 306 0 0