Danh mục

Thúc đẩy nền kinh tế cacbon thấp thông qua phát triển năng lượng tái tạo nhằm hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.55 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài báo nghiên cứu này, tác giả đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng năng lượng và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò trung tâm của năng lượng trong việc định hình quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa quốc gia. Một phần quan trọng của bài báo tập trung vào sự cần thiết chuyển đổi từ phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH), hướng tới việc đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và giảm tác động xấu đến môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy nền kinh tế cacbon thấp thông qua phát triển năng lượng tái tạo nhằm hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050 Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minh THÚC ĐẨY NỀN KINH TẾ CACBON THẤP THÔNG QUA PHÁT TRIỂN NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO NHẰM HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU KHÔNG PHÁT THẢI VÀO NĂM 2050 Nguyễn Thanh Hải, Phan Thị Mai Hà, Ngô Hà Quang Thịnh, Nguyễn Xuân Huy Trường Đại Học Bách Khoa, ĐHQG-HCM Liên hệ tác giả: Email: nxhuy@@hcmut.edu.vn Tóm Tắt Trong bài báo nghiên cứu này, tác giả đánh giá mối liên hệ giữa việc sử dụng nănglượng và tiến trình phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Nghiên cứu nhấn mạnh vai tròtrung tâm của năng lượng trong việc định hình quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóaquốc gia. Một phần quan trọng của bài báo tập trung vào sự cần thiết chuyển đổi từ phụthuộc vào năng lượng hóa thạch sang mô hình kinh tế tuần hoàn (KTTH), hướng tới việcđáp ứng mục tiêu phát triển bền vững và giảm tác động xấu đến môi trường. Tác giả phân tích các thách thức do sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch gây ra,đặc biệt là ảnh hưởng của nó đến biến đổi khí hậu, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việcchuyển đổi sang năng lượng tái tạo cũng như việc tăng cường hiệu quả năng lượng. Điềunày được coi là động lực chính để đạt được mục tiêu phát thải ròng 0 của Việt Nam vàonăm 2050. Trong phần phân tích chi tiết, nghiên cứu đề cập đến chiến lược phát triển của ngànhnăng lượng và khai khoáng tại Việt Nam, bao gồm việc mở rộng sử dụng năng lượng táitạo, cải thiện hiệu suất năng lượng, đầu tư vào R&D, và việc thiết lập chính sách và quyđịnh mới để hỗ trợ quá trình chuyển đổi này. Cuối cùng, bài báo cung cấp một đánh giá về Kế Hoạch Hành Động Quốc Gia củaViệt Nam, nêu bật các bước tiếp theo như xây dựng khung pháp lý, tăng cường hợp tácquốc tế, huy động tài chính, và nâng cao năng lực cho các bên liên quan. Mục tiêu củanhững nỗ lực này là đạt được tiến bộ đáng kể hướng tới việc giảm phát thải và thúc đẩymô hình kinh tế tuần hoàn, đồng thời đảm bảo Việt Nam đạt mục tiêu phát thải 0 vàonăm 2050. Từ khóa: Chuyển đổi năng lượng, Mô hình kinh tế tuần hoàn, Phát triển bền vững,Năng lượng tái tạo, Biến đổi khí hậu, Kế hoạch hành động quốc gia (KHHĐQG) 1. Giới thiệu Năng lượng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của mọi quốc gia. ViệtNam, một quốc gia đang phát triển, đang đối mặt với thách thức về nguồn tài nguyên ngàycàng hạn hẹp và áp lực phải giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường. Bài viết này tậptrung vào việc xây dựng KHHĐQG thực hiện KTTH, đặc biệt là trong lĩnh vực Khaikhoáng & năng lượng, nhằm thúc đẩy một nền kinh tế ít carbon và bền vững hơn. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam đã công bố Báo cáo kiểm kê khí nhà kính,cho thấy từ năm 1994 đến 2016, lượng khí nhà kính tại Việt Nam đã tăng đáng kể, từ 103,8triệu tấn CO2 đến 316,8 triệu tấn CO2 (Hiếu & Nam, 2021). Trong số đó, ngành nănglượng chứng kiến mức tăng trưởng nhanh nhất, với lượng phát thải từ 25,6 triệu tấn lên190 triệu tấn CO2, chiếm gần 60% tổng lượng phát thải. Sự phụ thuộc vào việc đốt nhiên liệu hóa thạch như than và dầu mỏ trong sản xuấtđiện, ngành vận tải và công nghiệp nặng là một nguyên nhân chính của phát thải cacbon 135 Kỷ yếu Ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng các Sở Khoa học và Công nghệHội thảo mô hình kinh tế tuần hoàn phục vụ phát triển kinh tế 26/12/2023 Thành phố Hồ Chí MinhKhoa học xã hội Thành phố Hồ Chí Minhđáng kể, gây ra biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí nghiêm trọng như NOx, SOx, vàhạt PM2.5 từ các nguồn này cũng gây hại cho sức khỏe con người, dẫn đến các vấn đề vềđường hô hấp và tim mạch. Phụ thuộc này còn dẫn đến các rủi ro về an ninh năng lượng,tác động tiêu cực đến đa dạng sinh học và gây ra xung đột địa chính trị liên quan đến nguồncung cấp nhiên liệu. Các biến động giá cả nhiên liệu hóa thạch cũng ảnh hưởng đến kinhtế toàn cầu. Đối mặt với tình hình trên, Việt Nam đã áp dụng chính sách ưu đãi để thúc đẩy nănglượng tái tạo. Theo Quy hoạch điện VII sửa đổi được phê duyệt vào năm 2017, chính phủđã triển khai các chính sách như giá mua ưu đãi cho điện tái tạo (FIT) và các ưu đãi thuếđể khuyến khích các dự án năng lượ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: