Danh mục

Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa - nhìn từ hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất khẩu

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.60 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2019- 2022 tại Việt Nam, bài viết tập trung đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu những năm vừa qua. Trên cơ sở làm rõ thực trạng tín dụng xuất khẩu của NHTM, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm khơi thông vốn tín dụng cho Doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa - nhìn từ hoạt động tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp xuất khẩuKỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA- NHÌN TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TS. Trần Thị Việt Thạch Khoa Ngân hàng – Bảo hiểm, Học viện Tài chính Tóm tắt: Trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2019-2022 tại Việt Nam, bài viết tập trung đánh giá thực trạng tín dụng ngân hàng đối với cácDoanh nghiệp xuất khẩu và các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhữngnăm vừa qua. Trên cơ sở làm rõ thực trạng tín dụng xuất khẩu của NHTM, bài viết đề xuấtcác giải pháp nhằm khơi thông vốn tín dụng cho Doanh nghiệp xuất khẩu, góp phần thúcđẩy hoạt động xuất khẩu hàng hóa trong thời gian tới. Từ khóa: tín dụng xuất khẩu, tín dụng ngân hàng, tín dụng đối với doanh nghiệp xuấtkhẩu, xuất khẩu hàng hóa, xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong xu thế hội nhập hiện nay, xuất khẩu hàng hóa (XKHH) là một trong những hoạtđộng ngày càng đóng vai trò quan trọng. XKHH giúp cho các doanh nghiệp tận dụng lợithế so sánh để mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh vàtăng khả năng cạnh tranh. Ở phạm vi 1 quốc gia, hoạt động xuất khẩu hàng hóa góp phầnquan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn lực chohoạt động nhập khẩu, từ đó góp phần tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Tại Việt Nam, với đặc thù là một kinh tế có độ mở cao, XKHH là một trong nhữnghoạt động ngày càng có vai trò hết sức quan trọng. Để giúp cho các doanh nghiệp XKHHhoạt động kinh doanh hiệu quả, tận dụng cơ hội và lợi thế để mở rộng thị trường, nâng caokhả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, tín dụng ngân hàng là một trong những côngcụ hỗ trợ đắc lực. Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả là yêucầu khách quan, là tiền đề để thúc đẩy sự phát triển hoạt động XKHH. 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAMTHỜI GIAN QUA. Việt Nam đã và đang từng bước hội nhập ngày càng sâu rộng với các nền kinh tếtrong khu vực và trên thế giới. Tính đến tháng 5/2023, Việt Nam có 19 hiệp định thươngmại tự do (FTA) đã ký kết và đang đàm phán (trong đó có 3 FTA thế hệ mới). Với các chínhsách thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế mạnh mẽ, Việt Nam từ một nước nhập siêutrong thời gian dài, từ năm 2016 đã xuất siêu và liên tục tăng. Hoạt động xuất khẩu hàng 359Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI”hóa ngày càng mở rộng cả về qui mô, thị trường và hàng hóa, tốc độ tăng luôn cao hơnnhập khẩu đã góp phần không nhỏ vào tăng dự trữ ngoại hối, ổn định đồng tiền nội tệ, tăngtrưởng GDP cũng như ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, với những biến động bất lợi củanền kinh tế trong nước và thế giới do sự cộng hưởng từ nhiều phía của ‘hậu” dịch bệnhCovid-19, chiến tranh Nga-Ucraina, từ đó làm đứt gãy các chuỗi cung ứng, lạm phát vàmặt bằng giá cả leo thang, lãi suất tăng cao ở hầu hết các nền kinh tế làm giảm cầu hànghóa, đặc biệt là hàng hóa không thiết yếu tại hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam,hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn. Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2019-2022 Đơn vị: tỷ USD CHỈ TIÊU 2019 2020 2021 2022 TỔNG KIM NGẠCH XUẤT KHẨU 264.267 282.655 336.167 371.304 Nông Lâm Thủy sản 25.46 25.028 28.031 25.028 Tỷ trọng (%) 9.6 8.9 8.3 6.7 Nhiên liệu và khoáng sản 4.45 2.903 3.645 4.974 Tỷ trọng (%) 1.7 1 1.1 1.3 Công nghiệp chế biến 222.633 240.788 289.865 319.186 Tỷ trọng (%) 84.2 85.2 86.2 86 Khác 11.724 13.936 14.626 22.116 Tỷ trọng (%) 4.5 4.9 4.4 6 Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu giai đoạn 2019-2022 (Bộ Công thương) Có thể thấy, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt nam giai đoạn 2019-2022 vẫn đảmbảo tăng. Tuy nhiên theo báo cáo củ Bộ Công thương, Qui mô tăng một phần do giá nguồncung tăng, trong một số thời điểm số lượng hàng hóa xuất khẩu giảm. Như thời điểm từtháng 9/2022, xuất khẩu giảm mạnh, Bình quân 4 tháng cuối năm 2022, xuất khẩu đạt 29,7tỷ USD/tháng, giảm 9,7% so với mức bình quân tháng 3 đến tháng 8. Trong các nhóm mặthàng xuất khẩu, mặt hàng công nghiệp chế biến đang chiếm ưu thế với tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu chiếm trên 85%.360Kỷ yếu hội thảo Quốc gia “VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU TRONG TÌNH HÌNH MỚI” Bảng 1.2: Tình hình các thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam Đơn vị: tỷ USD THỊ TRƯỜNG 2019 2020 2021 2022 KIM NGẠCH XK 264.267 282.655 336.167 371.304 Châu Á 133.837 138.161 159.4 173.68 Tỷ t ...

Tài liệu được xem nhiều: