Danh mục

Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 792.71 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung nghiên cứu về thực tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc thông qua tỉnh Cao Bằng, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng hợp tác phát triển các hoạt động kinh tế - thương mại thông qua các hoạt động biên mậu giữa hai quốc gia nói chung cũng như nhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới, trong đó có tính tới địa bàn cụ thể là tỉnh Cao Bằng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc thông qua địa bàn tỉnh Cao Bằng THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC THÔNG QUA ĐỊA BÀN TỈNH CAO BẰNG 促进越南农产品经高平省销向中国 TS. Trần Thị Thu Phương - Th.S Phùng Bích Ngọc Trường Đại học Thương mại 商业大学博士 陈世秋芳 硕士 冯碧玉 Tóm tắt Bài viết này tập trung nghiên cứu về thực tế hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nôngsản của Việt Nam sang Trung Quốc thông qua tỉnh Cao Bằng, đồng thời đưa ra một sốkhuyến nghị nhằm khai thác có hiệu quả hơn tiềm năng hợp tác phát triển các hoạt động kinhtế - thương mại thông qua các hoạt động biên mậu giữa hai quốc gia nói chung cũng nhưnhằm thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam nói riêng trong thời gian tới,trong đó có tính tới địa bàn cụ thể là tỉnh Cao Bằng. Từ khóa: Thực trạng, xuất khẩu, nông sản, Việt Nam, Cao Bằng 摘要 本文的研究重点为越南农产品经高平省销向中国的出口活动现状,随后提出有效地开拓发展两国边贸的经济贸易活动合作潜能,促进将越南农产品出口活动,特别是经高平省出口到中国市场的一些建议。 关键词:现状,出口,农产,越南,高平省 Xuất khẩu nói chung và xuất khẩu hàng hóa nông sản nói riêng đã, đang và sẽ tiếp tụcđóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình đổi mớivà hội nhập quốc tế. Cùng với đầu tư và thương mại trong nước, xuất khẩu được xác định làmột trong ba trụ cột chính trong phát triển kinh tế của đất nước trong thời kỳ hội nhập và đổimới toàn diện nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, không thể không kể tới vai trò của xuất khẩucác mặt hàng nông sản, vốn là lĩnh vực sản xuất hàng hóa có nhiều thế mạnh và tiềm năng củaViệt Nam. Trong bức tranh chung về xuất khẩu nông sản hàng hóa của Việt Nam, hoạt động xuấtkhẩu sang các quốc gia có chung đường biên giới nói chung và sang thị trường Trung Quốc nóiriêng thông qua các hoạt động thương mại biên mậu ngày càng có bước phát triển mạnh mẽ,cho thấy tiềm năng, dư địa to lớn cho hợp tác phát triển kinh tế - thương mại của cả hai nước. Tổng quan về tỉnh Cao Bằng và tình hình trao đổi biên mậu giữa Việt Nam- TrungQuốc trong thời gian qua Cao Bằng là tỉnh có biên giới đất liền tiếp giáp với Trung Quốc dài trên 333 km trongtổng thể chiều dài trên 1.000 km biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, có những 731điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh tế - thương mại biên mậu với Trung Quốcnhư: Hệ thống cửa khẩu quốc tế Tà Lùng và 3 cặp cửa khẩu chính gồm cửa khẩu Trà Lĩnh,cửa khẩu Sóc Giang, cửa khẩu Lý Vạn và nhiều cặp cửa khẩu phụ, lối mở rải rác trên toàntuyến biên giới giữa 2 nước... Đây là những điều kiện, tiền đề hết sức thiết yếu và thuận lợi,tạo ra tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế biên mậu, trao đổi sản phẩm hàng hóa với cácđịa bàn thị trường Trung Quốc. Trong cơ cấu thương mại qua biên giới với 3 nước có chung đường biên giới đất liềnvới Việt Nam là Trung Quốc, Lào và Campuchia, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa biênmậu giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn chiếm tỷ trọng ưu thế. Đến năm 2015, thương mạibiên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt mức giá trị khoảng 16 tỷ USD, với Lào đạtkhoảng 2 tỷ USD, với Campuchia đạt khoảng 5 tỷ USD. Dự báo thương mại biên giới giữaViệt Nam với các quốc gia này sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới. Điều kiện lợi thế của tỉnh Cao Bằng trong thúc đẩy hợp tác thương mại và xuất khẩucác mặt hàng nông sản sang thị trường Trung Quốc: Ưu thế của Cao Bằng trong phát triển hợp tác kinh tế - thương mại và đặc biệt làxuất khẩu nhóm hàng nông sản với tỉnh Quảng Tây nói riêng và với thị trường Trung Quốcnói chung. Trung Quốc là thị trường quan trọng trong xuất khẩu hàng nói chung và nhóm hàngnông sản nói riêng của Việt Nam. Trong đó, khu tự trị dân tộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tâyđược coi là cửa ngõ hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa thị trườngTrung Quốc và ASEAN, đặc biệt là Việt Nam. Tỉnh Cao Bằng của Việt Nam và khu tự trị dântộc Choang thuộc tỉnh Quảng Tây Trung Quốc có hơn 333 km đường biên giới với nhiều cặpcửa khẩu, điểm thông quan và lối mở thông thương, trong đó tiếp giáp trực tiếp với thành phốBách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây có hai cửa khẩu chính là Trà Lĩnh và Sóc Giang. Điều kiệnđịa lý thuận lợi tạo ra nhiều tiềm năng lợi thế để kết nối hợp tác kinh tế qua biên giới giữaCao Bằng với các thành phố phát triển năng động của khu vực phía Tây và Tây Nam TrungQuốc, nhất là trong hợp tác lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu hàng nông sản. Với định hướng của Chính phủ Trung Quốc là xây dựng thành phố Bách Sắc trở thànhtrung tâm nông nghiệp Trung Quốc - ASEAN, việc phát triển quan hệ hợp tá ...

Tài liệu được xem nhiều: