Thông tin tài liệu:
Thực đơn cho bệnh tiểu đường. Chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp phòng tránh được bệnh tiểu đường mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị chữa bệnh tiểu đường. Cùng tham khảo bài viết để thực hiện các món ăn tốt cho người bệnh tiểu đường nhé!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực đơn cho bệnh tiểu đường
Thực đơn cho bệnh tiểu đường
Chế độ ăn uống lành mạnh không những giúp phòng tránh được bệnh tiểu đường mà nó còn
đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị chữa bệnh tiểu đường. Người bệnh phải ăn uống như
thế nào để giữ được đường huyết huyết ổn định và phòng ngừa biến chứng. Dưới đây chúng tôi
sẽ cung cấp cho bạn cách xây dựng một thực đơn lành mạnh cho người bệnh tiểu đường.
Thực đơn cho bệnh tiểu đường phải luôn đảm bảo các yêu cầu giúp ổn định lượng đường huyết,
bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu
đường… Dưới đây là những bước để giúp bạn xây dựng một thực đơn lành mạnh cho người tiểu
đường:
Cách xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường
Thực đơn bữa sáng cho người bệnh tiểu đường
Bữa ăn sáng của bệnh nhân tiểu đường nên bao gồm các thực phẩm cân bằng các chất dinh
dưỡng bao gồm tinh bột, hoa quả và protein. Có thể ăn sáng nhẹ nhàng bằng một tô phở hoặc
miến, mì, kết hợp với ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe.
Thực đơn bữa trưa cho bệnh tiểu đường
Bữa trưa cho người tiểu đường cần bổ sung nhiều rau xanh như xà lách, cà chua, ớt đỏ, đậu đen
và ngô. Để bổ sung protein, tốt nhất nên dùng thịt nạc thăn, thịt gà thì nên bỏ da. Người bệnh có
thể bổ sung vitamin, chất xơ, omega-3 và magie bằng các loại hạt ngũ cốc nguyên hạt.
Thực đơn bữa tối cho bệnh tiểu đường
Bữa tối có thể bổ sung protein bằng các loại cá như cá hồi và đậu phụ. Rau xanh có thể sử dụng
măng tây, bông cải xanh, đậu Hà Lan, cà chua vì đây là những thực phẩm chứa nhiều các chất có
lợi cho người tiểu đường như: chất chống oxy hóa, magie tốt cho tim mạch, giúp đào thải
cholesterol ra ngoài.
Người bệnh tiểu đường nên chia nhỏ bữa ăn ra thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, chú ý loại bỏ
thực phẩm nhiều dầu mỡ, tăng khẩu phần rau xanh, cùng các loại ngũ cốc, hạn chế bia rượu và
nên kết hợp với việc tập thể dục hằng ngày để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Áp dụng một số loại thực đơn cho bệnh tiểu đường
Ngoài cách xây dựng thực đơn cho người bệnh tiểu đường theo cách trên các bạn có thể tham
khảo thêm một số loại thực đơn dành cho người tiểu đường dưới đây.
Thực đơn 1: Năng lượng 1.800 Kcal/ngày/người
Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Phở bình dân 1 tô vừa 410
Giữa sáng Táo 1/2 trái 61
Trưa Cơm 1,5 chén 437
Canh rau ngót nấu thịt 20gr
Cá lóc kho 1 khứa nhỏ
Rau muống luộc 200gr
Xế trưa Quýt 2 trái 61
Chiều Cơm 1/2 chén 548
Canh khổ qua nấu tôm 1/2 trái
Thịt heo nạc kho tiêu 30gr
Dưa giá 100gr
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 36gr (166ml) 158
Thực đơn 2: Năng lượng 1.600 Kcal/ngày/người
Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún riêu 1 tô vừa 392
Trưa Cơm 1 chén 498
Cá thu sốt cà 1/2 khứa
Canh cải xanh nấu cá thác lác 1 chén
Bí xanh luộc 200gr
Ổi 1/2 trái
Xế trưa Thanh long 1/2 trái nhỏ 80
Chiều Cơm 1 chén 477
Tép kho 11 con
Canh mồng tơi nấu tôm 1 bó 170gr
Bông cải 150gr
Ổi 1/2 trái
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 36gr (166ml) 158
Thực đơn 3: Năng lượng 1.400 Kcal/ngày/người
Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bánh mì trứng 1 ổ vừa 333
Giữa sáng Bưởi 4 múi 48
Trưa Cơm 1 chén 431
Thịt gà kho gừng 50gr
Canh bí đao 1 chén
Rau lang luộc 200gr
Xế trưa Thanh long 170gr 68
Chiều Cơm 1 chén 428
Đậu hũ dồn thịt, sốt cà 1/2 miếng
Canh rau dền nấu tôm tươi 1 chén
Tối Sữa dành cho người bệnh tiểu đường 32gr (147ml) 140
Thực đơn 4: Năng lượng 1.200 Kcal/ngày/người
Thời gian Món ăn Số lượng Năng lượng (Kcal)
Sáng Bún mọc 1 tô vừa 248
Giữa trưa Đu đủ chín 200g 70
Trưa Cơm 3/4 chén 359
Chả cá kho viên 3 viên
Canh bắp cải thịt heo ...