Danh mục

Thực đơn phòng chống viêm khớp

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 292.59 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực đơn phòng chống viêm khớpViêm khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị sưng, đau và hạn chế hoạt động. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân từ thức ăn: có những loại thức ăn làm cho bệnh tăng nặng và ngược lại cũng có nhiều loại thực phẩm giúp cho bệnh giảm nhẹ. Vì vậy khi biết dùng những thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh viêm khớp hiệu quả.Những dạng viêm khớp thường gặp- Bệnh gút hay còn gọi là thống phong, do ăn uống các loại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực đơn phòng chống viêm khớp Thực đơn phòng chống viêm khớp Viêm khớp là bệnh có biểu hiện các khớp bị sưng, đau và hạn chế hoạtđộng. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó có nguyên nhân từ thứcăn: có những loại thức ăn làm cho bệnh tăng nặng và ngược lại cũng có nhiềuloại thực phẩm giúp cho bệnh giảm nhẹ. Vì vậy khi biết dùng những thựcphẩm hợp lý sẽ giúp bạn phòng và chữa bệnh viêm khớp hiệu quả. Những dạng viêm khớp thường gặp - Bệnh gút hay còn gọi là thống phong, do ăn uống các loại thức ăn cónhiều chất đạm như tim, gan, bầu dục..., uống rượu mạnh, cà phê đặc, trà đậm làmhàm lượng acid uric tăng trong máu. Tổn thương hay gặp ở các khớp ngón châncái, bàn chân, đầu gối... và thường ở người béo. - Viêm khớp dạng thấp: là một bệnh tự miễn dịch, hay gặp ở người trẻ nhấtlà phụ nữ, do phản ứng dị ứng trong cơ thể, chủ yếu ảnh hưởng đến các khớp ởbàn tay, bàn chân, cổ tay và mắt cá chân. - Viêm xương khớp: bệnh xuất hiện vào cuối tuổi trung niên, do tiến trìnhlão hóa của các khớp. Đối với người già trước tuổi thì quá trình viêm xương khớpcũng xảy ra sớm hơn. - Viêm khớp nhiễm khuẩn: thường xuất hiện sau khi mắc phải một bệnhnhiễm khuẩn như: bệnh cúm, viêm họng do tụ cầu, liên cầu, nhiễm lậu cầu... - Viêm đốt sống: bệnh gây viêm các khớp cột sống, gây chèn ép lên các dâythần kinh và phát sinh ra chứng đau ở vùng do dây thần kinh chi phối như: đaudọc theo cánh tay, đau thần kinh liên sườn, đau ở vùng thắt lưng; đau dây thầnkinh hông to (thần kinh toạ) lan xuống mông và phía sau cẳng chân... - Thoái hóa cột sống, các đốt xương sống bị hư tổn, chèn ép các dây thầnkinh nằm giữa các đốt sống và gây đau lưng. Nguyên nhân gây thoái hóa cột sốngcó thể là do viêm nhiễm, do tư thế lao động, thường xuyên mang vác các vật nặng.Thoái hóa bản thân xương cột sống do chứng loãng xương gây ra, gặp ở người caotuổi. Việc điều trị các bệnh viêm khớp phải phối hợp cả dùng thuốc và chế độluyện tập, dinh dưỡng. Trong đó chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đốivới công tác phòng và chữa bệnh.Các loại thực phẩm chứa nhiều omega-3. Thức ăn nào giúp phòng chữa bệnh viêm khớp? Dùng các thực phẩm giàu acid béo có ích: - Thứ nhất là acid béo omega-3: chất này có tác dụng ngăn chặn phản ứngcủa hệ miễn dịch gây ra chứng viêm khớp, làm giảm hẳn các triệu chứng viêm đaukhớp. Một vài nghiên cứu cho thấy: nếu bệnh nhân bị viêm khớp được sử dụngdầu cá với liều từ 2-5g/ngày, kết quả là các khớp tổn thương bớt cứng và giảmđau rõ rệt. Thực phẩm chứa nhiều acid béo omega-3 là cá, đặc biệt là mỡ cá, cácloại cá thu, cá ngừ, các trích, cá mòi, cá trống, cá hồi, tôm, cua, tảo, sinh vật phùdu... Nguồn cung cấp chất béo quý này là khá phong phú, nhưng trước khi muốndùng bạn nên tuân theo lời khuyên của bác sĩ. Bởi bên cạnh những cái lợi do chấtomega -3 mang lại, bạn cũng cần biết rằng khi dùng dầu cá liều cao sẽ bị ảnhhưởng đến quá trình đông máu của cơ thể và tương tác có hại với một số loạithuốc chữa bệnh khác. Ngoài ra omega-3 còn rất hữu ích cho thai phụ, các bà mẹ đang cho con bú,bệnh nhân tim mạch, viêm gan mạn tính, hen phế quản, bệnh thận IgA, bệnhCrohn, người cao tuổi... - Thứ hai là acid béo omega-6 GLA (acid gamma-linolenic): có tác dụng ứcchế sự sản sinh ra chất gây viêm prostaglandin. Nghiên cứu cho thấy khi dùng vớiliều 1-3g/ngày cho kết quả khả quan đối với bệnh viêm khớp. Omega - 6 có nhiềutrong thịt động vật và hầu hết các loại dầu thực vật. Người ta còn thấy rằng khi ăn nhiều omega-3 (thủy hải sản) thì omega-3thay thế omega-6 trong cấu trúc màng của tất cả các tế bào (tế bào thần kinh, hồngcầu, bạch cầu, tiểu cầu, tế bào nội mạc mạch máu, tế bào gan...). Sự cạnh tranhgiữa omega-3 và omega-6 đã làm giảm hẳn các chất trung gian gây viêm, các yếutố làm khởi phát và gây rối loạn miễn dịch. Một chế độ ăn lý tưởng nhất cho sựphát triển và hoạt động của não, cho tế bào, chức năng miễn dịch và bảo vệ của cơthể là tỷ lệ acid béo không no omega-3/omega-6 là từ 1-3/1. Cung cấp đầy đủ các vitamin: Nhờ tác dụng chống ôxy hóa của các vitamin C, D, E và beta-caroten (tiềnvitamin A) có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp. Nhiều nghiêncứu cho thấy: vitamin C và D có khả năng làm giảm bệnh viêm xương khớp, chỉvới liều nhỏ dưới 150mg vitamin C (tương đương lượng sinh tố của 2 ly cam vắt)và 400 đơn vị quốc tế (IU) vitamin D/ngày có khả năng làm chậm hẳn sự tiến triểncủa bệnh viêm khớp gối. Người ta cũng đã chứng minh các thức ăn chứa nhiềuvitamin E có tác dụng giảm đau chống viêm. Chất beta-caroten có nhiều trong càrốt, cà chua, bí đỏ, rau xanh, các loại trái cây, rau củ có màu đỏ cũng có tác dụnggiảm viêm khớp. Do đó bệnh nhân viêm khớp các dạng cần bảo đảm chế độ dinhdưỡng đầy đủ các vitamin nói trên, ăn nhiều rau tươi ...

Tài liệu được xem nhiều: