Thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 811.83 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích về vai trò của thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động; trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu đánh giá thực trạng nhận thức và hành động của các doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh công bằng khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Võ Thị Hoài TÓM TẮT Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Hội nhập mang lại sự tăng trưởng nhanh nhưng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đặc biệt trong mối quan hệ với người lao động. Bài viết phân tích về vai trò của thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động; trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu đánh giá thực trạng nhận thức và hành động của các doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh công bằng khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ khóa: trách nhiệm trong lao động; doanh nghiệp Việt Nam; kinh doanh có trách nhiệm ABSTRACT RESPONSIBLE BUSINESS PRACTICES IN LABOR - NEEDED DEVELOPMENT TREND OF VIETNAM BUSINESS IN THE NEW CONTEXT Responsible business practice is no longer a strange concept for Vietnamese enterprises in the integration process. Integration brings rapid growth, but it also means that Vietnamese businesses must ensure responsible business practices, especially in their relationships with employees. The article analyzes the role of responsible business practices in the labor sector; on the basis of synthesizing sources of documents to assess the status of awareness and actions of Vietnamese enterprises to propose some recommendations to promote responsible business practices of Vietnamese enterprises in the context of fair competition when participating in new generation free trade agreements. Keywords: responsibility in labor; Vietnamese company; responsible business 1. MỞ ĐẦU Thời gian qua, Việt Nam đã và đang tích cực đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với mục tiêu nỗ lực trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đến thời điểm tháng 01/2022, Việt Nam đã tham gia 15 FTAs, 02 FTA đang đàm phán (Trung tâm WTO và hội nhập, 2022). Trong đó có 2 hiệp định thương mại thế hệ mới đề cao thương mại bền vững với những tác động tích cực đến quyền con người. Các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những quy định và tiêu chuẩn gắt gao đối các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các giá trị cốt lõi của sự phát triển bền vững. Chìa khóa cho sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Và đó cũng là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, không phải mọi doanh nghiệp Việt Nam đều có sự hiểu biết và ý thức thực hành việc kinh doanh có trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất các 324 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam thực sự hiểu biết về trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo các quyền lợi cho người lao động là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp là các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Bài viết cũng tham khảo các số liệu hoặc kết luận từ các công trình nghiên cứu đáng tin cậy về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm làm rõ và củng cố thêm quan điểm của tác giả. Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đánh giá được sử dụng trong quá trình thực hiện để làm rõ các quan điểm và các kiến nghị, giải pháp được nội dung bài viết đặt ra. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động Nếu như vào những năm 1970, khi nói về trách nhiệm của doanh nghiệp, quan điểm phổ biến cho rằng trách nhiệm của doanh nghiệp chính là trách nhiệm phục vụ cho lợi ích của cổ đông hay các nhà đầu tư vốn nhằm tăng lợi nhuận tối đa cho họ. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được mở rộng, tất nhiên không phủ nhận lợi ích của nhà đầu tư nhưng bên canh đó lợi ích của nhiều bên liên quan cũng được chú trọng. Ngày càng có nhiều công ty trong chiến lược kinh doanh đã kết hợp hài hòa và đảm bảo mối liên kết quyền lợi của mình với quyền lợi của những chủ thể liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn (1) trách nhiệm với người tiêu dùng và thị trường; (2) trách nhiệm với cổ đông và người lao động; (3) trách nhiệm với cộng đồng; (4) trách nhiệm với môi trường và việc khai thác các nguồn lực từ môi trường. Hay trong hoạt động kinh doanh của mình họ đã quan tâm đến bổn phận làm tròn trách nhiệm với 3 chữ P cơ bản: Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận (Profit). Các hiệp định thương mại gần đây cũng là lồng ghép các trách nhiệm phi thương mại vào như một cam kết của các doanh nghiệp cần thực thi việc kinh doanh trên nền tảng của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã không còn là sự tự nguyện của doanh nghiệp mà là xu hướng tất yếu không thể trì hoãn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) là các ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động xu hướng phát triển tất yếu của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” THỰC HÀNH KINH DOANH CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG LĨNH VỰC LAO ĐỘNG- XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN TẤT YẾU CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI ThS. Võ Thị Hoài TÓM TẮT Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập. Hội nhập mang lại sự tăng trưởng nhanh nhưng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đảm bảo thực hành kinh doanh có trách nhiệm, đặc biệt trong mối quan hệ với người lao động. Bài viết phân tích về vai trò của thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động; trên cơ sở tổng hợp các nguồn tài liệu đánh giá thực trạng nhận thức và hành động của các doanh nghiệp Việt Nam để đề xuất một số kiến nghị nhằm đẩy mạnh việc thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh công bằng khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Từ khóa: trách nhiệm trong lao động; doanh nghiệp Việt Nam; kinh doanh có trách nhiệm ABSTRACT RESPONSIBLE BUSINESS PRACTICES IN LABOR - NEEDED DEVELOPMENT TREND OF VIETNAM BUSINESS IN THE NEW CONTEXT Responsible business practice is no longer a strange concept for Vietnamese enterprises in the integration process. Integration brings rapid growth, but it also means that Vietnamese businesses must ensure responsible business practices, especially in their relationships with employees. The article analyzes the role of responsible business practices in the labor sector; on the basis of synthesizing sources of documents to assess the status of awareness and actions of Vietnamese enterprises to propose some recommendations to promote responsible business practices of Vietnamese enterprises in the context of fair competition when participating in new generation free trade agreements. Keywords: responsibility in labor; Vietnamese company; responsible business 1. MỞ ĐẦU Thời gian qua, Việt Nam đã và đang tích cực đàm phán và ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với mục tiêu nỗ lực trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Đến thời điểm tháng 01/2022, Việt Nam đã tham gia 15 FTAs, 02 FTA đang đàm phán (Trung tâm WTO và hội nhập, 2022). Trong đó có 2 hiệp định thương mại thế hệ mới đề cao thương mại bền vững với những tác động tích cực đến quyền con người. Các FTA sẽ đem lại nhiều cơ hội phát triển thị trường cho Việt Nam, đồng thời cũng đặt ra những quy định và tiêu chuẩn gắt gao đối các bên tham gia nhằm nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm cũng như các giá trị cốt lõi của sự phát triển bền vững. Chìa khóa cho sự cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững của Việt Nam chính là thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Và đó cũng là xu thế tất yếu mà các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận khi tham gia vào sân chơi quốc tế. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, không phải mọi doanh nghiệp Việt Nam đều có sự hiểu biết và ý thức thực hành việc kinh doanh có trách nhiệm trong các lĩnh vực kinh doanh nói chung và trong lĩnh vực lao động nói riêng. Vì vậy việc nghiên cứu và đề xuất các 324 Hội thảo khoa học cấp Quốc gia “Phát triển kinh tế Việt Nam thích ứng với bối cảnh mới” giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam thực sự hiểu biết về trách nhiệm của họ trong việc đảm bảo các quyền lợi cho người lao động là yêu cầu cần thiết trong bối cảnh hiện nay. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bài viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp là các văn bản pháp luật quốc gia và quốc tế. Bài viết cũng tham khảo các số liệu hoặc kết luận từ các công trình nghiên cứu đáng tin cậy về thực hành kinh doanh có trách nhiệm của các doanh nghiệp ở Việt Nam nhằm làm rõ và củng cố thêm quan điểm của tác giả. Phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, đánh giá được sử dụng trong quá trình thực hiện để làm rõ các quan điểm và các kiến nghị, giải pháp được nội dung bài viết đặt ra. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Khái quát về thực hành kinh doanh có trách nhiệm trong lĩnh vực lao động Nếu như vào những năm 1970, khi nói về trách nhiệm của doanh nghiệp, quan điểm phổ biến cho rằng trách nhiệm của doanh nghiệp chính là trách nhiệm phục vụ cho lợi ích của cổ đông hay các nhà đầu tư vốn nhằm tăng lợi nhuận tối đa cho họ. Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được mở rộng, tất nhiên không phủ nhận lợi ích của nhà đầu tư nhưng bên canh đó lợi ích của nhiều bên liên quan cũng được chú trọng. Ngày càng có nhiều công ty trong chiến lược kinh doanh đã kết hợp hài hòa và đảm bảo mối liên kết quyền lợi của mình với quyền lợi của những chủ thể liên quan, bao gồm nhưng không giới hạn (1) trách nhiệm với người tiêu dùng và thị trường; (2) trách nhiệm với cổ đông và người lao động; (3) trách nhiệm với cộng đồng; (4) trách nhiệm với môi trường và việc khai thác các nguồn lực từ môi trường. Hay trong hoạt động kinh doanh của mình họ đã quan tâm đến bổn phận làm tròn trách nhiệm với 3 chữ P cơ bản: Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận (Profit). Các hiệp định thương mại gần đây cũng là lồng ghép các trách nhiệm phi thương mại vào như một cam kết của các doanh nghiệp cần thực thi việc kinh doanh trên nền tảng của sự phát triển bền vững. Chính vì vậy, thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm đã không còn là sự tự nguyện của doanh nghiệp mà là xu hướng tất yếu không thể trì hoãn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Theo Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), thực hành kinh doanh có trách nhiệm (RBP) là các ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trách nhiệm trong lao động Doanh nghiệp Việt Nam Kinh doanh có trách nhiệm Pháp luật về lao động Hợp đồng lao độngTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng: Phần 2
50 trang 549 6 0 -
Phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam thông qua bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững (CSI)
8 trang 331 0 0 -
9 trang 328 0 0
-
Mẫu Hợp đồng nhân viên phòng khám
4 trang 287 2 0 -
Mẫu hợp đồng lao động - Mẫu số 1
2 trang 278 0 0 -
2 trang 269 0 0
-
Mẫu Hợp đồng lao động từ 1 đến 3 năm
4 trang 236 0 0 -
Mẫu Hợp đồng lao động thời vụ chức danh trợ giảng
3 trang 235 0 0 -
2 trang 227 0 0
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng thế hệ Z thành phố Hà Nội
12 trang 217 1 0