Danh mục

Thực hiện cam kết quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hiệp định EVFTA – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 657.41 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, chỉ ra những điểm khác biệt trong quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành; Thứ hai, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung liên quan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ sắp tới; Thứ ba, chỉ ra những cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triển nguồn tài sản trí tuệ tại địa phương và những thách thức cần lưu ý khi áp dụng các quy định mới về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện cam kết quốc tế về bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo hiệp định EVFTA – Cơ hội và thách thức cho Việt Nam 8. THỰC HIỆN CAM KẾT QUỐC TẾ VỀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ THEO HIỆP ĐỊNH EVFTA – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO VIỆT NAM IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL COMMITMENTS ON GEOGRAPHIC INDICATIONS PROTECTION IN EVFTA – OPPORTUNITIES AND CHALLENGES FOR VIETNAM Nguyễn Phương Thảo1 TÓM TẮT: Nội dung bài viết giải quyết các vấn đề: Thứ nhất, chỉ ra những điểmkhác biệt trong quy định về bảo hộ chỉ dẫn địa lý của Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữutrí tuệ Việt Nam hiện hành; Thứ hai, đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung liênquan đến bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữutrí tuệ sắp tới; Thứ ba, chỉ ra những cơ hội mà Việt Nam có thể tận dụng để phát triểnnguồn tài sản trí tuệ tại địa phương và những thách thức cần lưu ý khi áp dụng các quyđịnh mới về bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Từ khoá: chỉ dẫn địa lý, hiệp định EVFTA, sở hữu trí tuệ ABSTRACT: The article solves the following problems: First, points out thedifferences in the provisions on protection of geographical indications of the EVFTAAgreement and the current Vietnamese Intellectual Property Law; Secondly, to proposeamendments and supplements related to geographical indication protection in the Lawamending and supplementing a number of articles of the upcoming Intellectual PropertyLaw; Third, point out opportunities that Vietnam can take advantage of to develop localintellectual property resources and challenges to be aware of when applying newregulations on geographical indication protection. Keywords: geographical indication, the EVFTA, intellectual property1 ThS., Trường Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh; Email: npthao@hcmulaw.edu.vn. 1041. Đặt vấn đề Tháng 6 năm 2020, Quốc hội Việt Nam chính thức phê chuẩn Hiệp định EVFTA đánhdấu một bước phát triển mới về kinh tế và chính trị của nước ta, thúc đẩy hội nhập sâurộng vào nền kinh tế thế giới trong bối cảnh tình hình kinh tế địa chính trị đang có nhiềudiễn biến phức tạp và khó đoán định. Ngày 01/8/2020, Hiệp định chính thức có hiệu lực.Đây là một trong hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới lớn nhất của Việt Nam2. Mộttrong những nội dung quan trọng của Hiệp định EVFTA là cam kết về bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ (SHTT) được ghi nhận tại Chương 12, trong đó có một số quy định đặc thù vềbảo hộ chỉ dẫn địa lý (CDĐL) tại các quốc gia thành viên. Dưới góc độ pháp lý, thuật ngữ “chỉ dẫn địa lý” (Geographical Indications) được đềcập lần đầu tại Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp dưới tên gọi “chỉdẫn nguồn gốc” hoặc “tên gọi xuất xứ hàng hóa”. Mặc dù đã được đề cập là một trong cácđối tượng được bảo hộ dưới dạng quyền sở hữu công nghiệp3 nhưng Công ước Paris vẫnchưa đưa ra được những định nghĩa cụ thể cho các khái niệm này. Mãi đến năm 1891 và1958, hai thuật ngữ “chỉ dẫn nguồn gốc” và “tên gọi xuất xứ hàng hóa” mới lần lượt đượcđịnh nghĩa tại Thỏa ước Madrid về chống các chỉ dẫn sai lệch hoặc nhầm lẫn về nguồngốc ngày 14/4/1891 và Thoả ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ và đăng ký quốc tế têngọi xuất xứ ngày 30/10/1958. Nội luật hoá các quy định của Hiệp định EVFTA về bảo hộ CDĐL là trách nhiệm củaViệt Nam trong nghĩa vụ thực hiện các cam kết quốc tế. Đối chiếu giữa pháp luật SHTThiện hành và các quy định của Hiệp định EVFTA về bảo hộ CDĐL, tồn tại một số khácbiệt về phạm vi hàng hoá bảo hộ CDĐL, các biện pháp bảo vệ quyền đối với CDĐL cũngnhư vấn đề khai thác, sử dụng, quản lý CDĐL ở địa phương. Nông nghiệp và các sản phẩm truyền thống địa phương là thế mạnh của Việt Nam.Tham gia vào Hiệp định EVFTA trước hết mang lại nhiều ưu thế trong việc bảo hộ các2 Nguyễn Thị Thu Trang (2016), Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Thương mại tự do ViệtNam – EU về SHTT, Nxb. Công Thương, tr. 5.3 Theo Điều 1 Công ước Paris năm 1883 thì các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp bao gồm patent, mẫu hữu ích,kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc hoặc tên gọi xuấtxứ và chống cạnh tranh không lành mạnh. 105sản phẩm này dưới dạng quyền SHTT đối với CDĐL nhưng đồng thời cũng tạo ra nhiềuthách thức. Thách thức trước tiên đặt ra là yêu cầu hoàn thiện Luật SHTT và các văn bảnhướng dẫn. Hiện nay, Dự thảo 3.0 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật SHTT năm2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 20194 đã có những đề xuất mới liên quan đến nội luậthoá quy định của Hiệp định EVFTA.2. Phạm vi bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định EVFTA và Luật Sở hữu trí tuệ ViệtNam2.1. Giới hạn về loại hàng hoá bảo hộ chỉ dẫn địa lý CDĐL ...

Tài liệu được xem nhiều: