Khi quay phim truyện hoặc tác phẩm điện ảnh, người quay phim được trợ giúp bởi rất nhiều bộ phận khác, đặc biệt có thể bàn bạc với đạo diễn về bố cục của những khuôn hình. Người quay phim có thời gian để “thấm” nội dung, chủ đề cần thể hiện. Nói cách khác, quay phim điện ảnh là nghệ thuật của sự sắp đặt, mọi cái đều được sắp xếp, chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một tập thể gắn kết gồm ánh sáng, hiện trường, tiếng động, đạo diễn, hoạ sĩ thiết kế... Trong khi quay phim...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện một cảnh quay trên đường phố
Thực hiện một cảnh quay trên
đường phố
Khi quay phim truyện hoặc tác phẩm điện ảnh, người quay phim được trợ
giúp bởi rất nhiều bộ phận khác, đặc biệt có thể bàn bạc với đạo diễn về bố cục
của những khuôn hình. Người quay phim có thời gian để “thấm” nội dung, chủ đề
cần thể hiện. Nói cách khác, quay phim điện ảnh là nghệ thuật của sự sắp đặt, mọi
cái đều được sắp xếp, chuẩn bị kỹ lưỡng bởi một tập thể gắn kết gồm ánh sáng,
hiện trường, tiếng động, đạo diễn, hoạ sĩ thiết kế... Trong khi quay phim chỉ là một
mắt xích trong đó thì người quay phim truyền hình, với những đặc tính riêng biệt,
hầu như phải đảm nhiệm hết các khâu này. Nói như các anh quay phim vẫn đùa:
Chúng tôi phải tự chơi với những khuôn hình của mình.
“Tự chơi” là một mình độc lập tác chiến. Thường mỗi chương trình truyền
hình, dù ngắn hai dài, chỉ có quay phim và biên tập thực hiện (trừ trường hợp
trong trường quay, sẽ có thêm sự chỉ đạo của đạo diễn hình). Người quay phim sau
khi tìm hiểu về nội dung chương trình đến “hiện trường” sẽ tiến hành chọn cảnh
quay, góc quay, ánh sáng, đối tượng sao cho phù hợp nhất với nội dung muốn thể
hiện. Chính vì thế, tính sáng tạo và sự cảm nhận tinh tế của mỗi người quay phim
là yếu tố quyết định đối với mỗi khuôn hình đẹp, ý nghĩa.
Hơn nữa, tất cả các thao tác từ lên ý tưởng, chọn lựa khuôn hình phải được
tiến hành rất nhanh chóng và chính xác. Cho nên “từ khi làm các chương trình
truyền hình, tôi thấy mình nhanh nhẹn lên nhiều”, anh Thế Linh, một quay phim
của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC cho biết.
Chuyện nghề - gian nan lắm nỗi
Bước chân vào nghề quay phim truyền hình là lựa chọn cho mình một con
đường gập ghềnh gian nan. Chỉ riêng chuyện liên tục công tác xa, luôn trên từng
cây số, thậm chí không báo trước, chỉ một cú điện thoại là lập tức vác máy lên
đường cũng đủ làm cho không ít người cảm thấy mỏi gối, chồn chân mà không
dám dấn thân vào. Trên chặng đường đó, có những lúc người quay phim phải đơn
độc, vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại (cả khách quan lẫn chủ quan) để có
được những đứa con tinh thần như mong muốn.
Đi nhiều là chuyện đương nhiên với người cầm máy thực sự yêu thích công
việc. Tuy nhiên, còn phải kể đến những thời điểm một ngày quay đến mấy chương
trình thì yêu nghề chưa chắc đã đủ. Chương trình nào cũng phải yêu cầu thật tốt về
mặt chất lượng hình ảnh nên chỉ riêng việc tìm hiểu nội dung và phải nghĩ quay ra
sao cũng rất mệt rồi. Vì vậy, ngoài niềm say mê nghề, người quay phim phải biết
điều chỉnh cảm xúc, phải biết “lấy” cảm xúc thì mới có thể thích ứng được với
những nội dung và những cảnh quay thay đổi chóng mặt đến thế.
Mặt khác, có sự kiện diễn ra mang tính thời điểm không cho phép có cơ hội
để làm lại. Do vậy, người quay phim nhất thiết phải nhanh nhạy, quyến đoán và
tinh tế trong việc lựa chọn cảnh quay.
Với cường độ làm việc căng thẳng và mệt mỏi như vậy, găp hôm thời tiết
tốt không sao, những hôm trời nắng chang chang hay mưa gió, rét buốt, nguyên
chỉ có ra ngoài thôi đã thấy oải rồi huống chi là nói đến chuyện sáng tạo nữa. Các
anh tâm sự rằng sợ nhất là mùa hè, giữa cái nắng tháng 6, tháng 7 mà phải vác
máy quay đi thì không gì khổ bằng. Mà mỗi cái máy đâu có nhẹ gì, tính cả thiết bị
dễ đến mười mấy cân, cứ như thế, 3-4 tiếng là chuyện thường. Ngẫm thấy, nghề
quay phim mà không có sức khoẻ bền bỉ thì đúng là chịu, chả theo được.
Bởi chỉ một lý do đơn giản nhất là có lần đứng ròng rã quay cả ngày trời.
Đêm mò được về đến nhà thì không còn cảm giác gì nữa, nằm xuống là ngủ luôn,
chả biết trời đất gì. Anh Linh còn hóm hỉnh nói: “Các anh bộ đội, công an ở những
trạm gác có khi vẫn còn phải thua chúng tôi về khả năng đứng”.
Phút giây sáng tạo có một không hai
Nghề quay phim truyền hình, bôn ba nhiều, được tiếp xúc với nhiều con
người, với nhiều điều lạ lẫm, vất vả nhưng đầy kỉ niệm đẹp. Tất cả chỉ để phục vụ
cho những phút giây sáng tạo “xuất thần” mang đến chất thơ, chất mỹ cho mỗi
khuôn hình.
Anh Mạnh Việt tâm sự: “Quay phim truyền hình không phải là quá khó,
nhưng để có thể bắt và chộp được những khuôn hình đẹp thì cần phải mất rất nhiều
công sức”. Bản thân anh cũng có nhiều kỉ niệm về những lần khổ công “mai phục”
ấy.
Tìm góc cho một cảnh quay
Đó là những lần tháp tùng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, nguyên Chủ
tịch nước Trần Đức Lương ra nước ngoài. Nhiệm vụ của người quay phim truyền
hình là phải mang về những khoảnh khắc đẹp từ gương mặt, ánh mắt, cử chỉ của
các vị lãnh đạo cấp cao hai nước. Hôm ấy trời rất nắng, quay phim phải đến từ rất
sớm để chọn chỗ nếu không các bạn đồng nghiệp nước khác sẽ có được trước
mình.
Chọn điểm đứng xong, phải đừng chôn chân ở đó suốt 5 tiếng vì nếu đi,
quay lại sẽ mất chỗ luôn. Thêm vào đó, phóng viên bắt buộc đứng cách xa các vị
lãnh đạo đến cả nửa cây số nên việc quay phim hết sức ...