Danh mục

Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 273.57 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Qua bài viết chúng ta sẽ hiểu thêm về khái niệm và việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả trong hoạt động thông tin - thư viện Thực hiện quyền sở hữu trí tuệ và quyền tác giả tronghoạt động thông tin - thư việnSở hữu trí tuệ (Intellectual property) xuất hiện từ thế kỷ thứ XV tại những nước có cácngành công nghiệp sang tạo nhằm mục đích quản lý việc sao chép các sáng chế, cácbiểu tượng định dạng và các hình thức sáng tạo khác. Quyền Sở hữu trí tuệ (SHTT)được hiểu là quyền sở hữu kết quả sáng tạo của cá nhân trên cơ sở pháp luật, trong đóquyền của chủ thể sáng tạo được độc quyền trong thời hạn nhất định khi chiếm hữu,sử dụng, định đoạt sản phẩm trí tuệ do mình tạo ra. Các đối tượng SHTT bao gồm:Quyền sở hữu công nghiệp, Quyền tác giả (QTG), quyền kế cận QTG. Các quyền liênquan đến QTG bao gồm: quyền biểu diễn của các nghệ sĩ với các vở diễn của họ;người sản xuất các bản ghi âm và quyền của phát thanh viên trong các chương trình vôtuyến, truyền hình.Tại nước ta, các đối tượng Sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp,nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tíchhợp bán dẫn) do Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) - Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý. Tácphẩm văn học, nghệ thuật, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phátsóng tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá do Cục Bản quyền tác giả - BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý; Giống cây trồng và vật liệu nhân giống do CụcTrồng trọt - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.Quyền tác giả (author rights) là một bộ phận của quyền SHTT, là quyền của tổ chức,cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nhằm bảo vệ các quyền lợicá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm của họ, ngănchặn hành vi sao chép, hành vi mạo danh, phổ biến, chuyển nhượng bất hợp pháp tácphẩm. QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm.Trong lịch sử pháp luật về bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức,vấn đề QTG được thừa nhận muộn. Vào thời cổ, các quy định luật pháp chỉ dành chonhững vật mang tác phẩm trí tuệ, đặc biệt là về sở hữu. Ví dụ: không được phép trộmcắp một quyển sách nhưng lại được phép chép lại từ quyển sách đó. Hình thức khởithủy của sự bảo hộ bản quyền xuất hiện ở Anh khoảng đầu thế kỷ XVI với việc cấpgiấy phép cho các chủ xưởng in với mục tiêu bảo hộ độc quyền in sách cho các chủxưởng in, làm tăng thêm một khoản tiền đáng kể cho ngân quỹ của nhà cầm quyền,tạo ra sự dễ dàng, thuận tiện cho chính quyền trong việc kiểm soát các ấn phẩm cótính chất dấy loạn hoặc phản tôn giáo. Nước Anh là quốc gia đi tiên phong trong việcđưa ra quy định pháp luật về QTG với Đạo luật “Statue of Anne” có hiệu lực từ tháng10/1710. Đây là luật Bản quyền đầu tiên trên thế giới, đưa ra hai quyền cơ bản: Tácgiả có độc quyền những tác phẩm của mình và độc quyền đó được bảo vệ trong mộtkhoảng thời gian nhất định. Nữ hoàng Anne qui định dành 14 năm độc quyền cho việcin một cuốn sách và độc quyền này có thể được gia hạn thêm 14 năm nữa, nếu tác giảcủa cuốn sách vẫn còn sống khi thời hạn bảo hộ đầu tiên đã hết.Sau Anh, các quốc gia trên thế giới lần lượt ban hành các đạo luật về QTG: Đan Mạchnăm 1741, Pháp năm 1791, Mỹ năm 1795, Đức năm 1845… Cùng với việc các tácphẩm được lưu hành ở nước ngoài càng nhiều, các hiệp ước quốc tế được ký kết đểbảo hộ QTG: Công ước Berne, Hiệp định TRIPs…Ở Việt Nam, bắt đầu từ Hiến pháp 1980, QTG mới được công nhận là một trongnhững quyền cơ bản của công dân. Vào năm 1986, Nghị định số 142/HĐBT ban hànhngày 14/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng có quy định 8 điều liên quan đến bảo hộQTG như quy định về tác giả, về các loại tác phẩm được bảo hộ, các quyền lợi tinhthần và vật chất của tác giả, thời hạn bảo hộ QTG… Đến Hiến pháp năm 1992, Bộluật Dân sự năm 1995 vấn đề bảo hộ QTG được chính thức ghi nhận. Sau đó QTGđược hoàn thiện dần với các nội dung ngày càng đầy đủ, cụ thể hơn trong các văn bảnnhư Quy định việc xử phạt các hành vi vi phạm về QTG (Điều 131 Bộ luật Hình sựnăm 1999); Quy định về QTG tại Điều 4, Điều 5, Điều 8, Điều 23 Luật Di sản văn hóasố 28/2001-QH10; Điều 736, Điều 743 Bộ luật Dân sự 2005 (sửa đổi năm 2009); LuậtSHTT 2005 (sửa đổi năm 2009); Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điềucủa Bộ luật Dân sự, Luật SHTT và QTG (Nghị định số 100/2006/NĐ-CP); Quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về bảo vệ quyền SHTT vàquản lý nhà nước về SHTT (Nghị định số 105/2006/NĐ-CP); Quy định xử phạt viphạm hành chính về QTG, quyền liên quan (Nghị định số 47/2009/NĐ-CP).Từ 1997 trở đi, Việt Nam đã ký kết một số các Điều ước Quốc tế liên quan đến QTGnhư: Hiệp định SHTT song phương giữa Việt Nam - Hoa Kỳ (1997), Hiệp định bảohộ quyền SHTT với Liên bang Thụy Sỹ (2000), Hiệp định thương mại Việt Nam -Hoa Kỳ (2001), Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học - nghệ thuật (2004),Công ước Genever về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm (2005), Công ướ ...

Tài liệu được xem nhiều: