Thực phẩm giúp giải nhiệt
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực phẩm giúp giải nhiệt Thực phẩm giúp giải nhiệt Mùa hè đến, nhiều người bị nhiệt miệng, mẩn da do nóng. Những món ăn mát, bổ dưỡng sẽ giúp bạn giải nhiệt, đối phó với cái nắng nóng. Nấm hương: Nấm hương chứa tới 64% kali của toàn bộ chất khoáng. Ngoài ra còn chứa các loại vitamin B2, D, PP, có protein, chất xơ, lipit, polisacarit có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nấm hương giúp hạ huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông làm nghẽn tắc mạch, giảm cholesterol, giảm béo... Bạn có thể dùng nấm hương kèm với thịt bò để nấu cháo rất bổ dưỡng và giải nhiệt. Đậu xanh: Đậu có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt là đậu xanh có chứa nước 14%; protit 23,4%, lipit 2,4%, glucit 53,10%, cellulose 4,7%. Đậu xanh thường được dùng nấu cháo ăn phòng các loại bệnh ôn nhiệt mùa hè, hoặc trị cảm sốt. Mướp đắng: Trong 100g mướp đắng chứa 93,8g nước, protein 0,9g, chất béo 0,1g và các vitamin muối khoáng khác. Mướp đắng có vị đắng, tính hàn, có công dụng giải nhiệt, dùng làm đồ ăn thức uống vào mùa hè rất tốt. Người ta thường dùng mướp đắng dưới dạng ăn sống, luộc, xào với trứng, nhồi thịt băm hoặc thái phiến, phơi khô, hãm uống thay trà. Tuy nhiên, mướp đắng không nên dùng cho phụ nữ có thai vì độc hại cho hệ sinh sản. Rau dền: Trong y học cổ truyền, rau dền là một trong năm vị thuốc Đông dược chủ đạo cho các chứng bệnh mùa hè vì vị ngọt nhạt, tính mát, khắc chế sốt nhiệt, thân nhiệt, tốt cho phổi và đại tràng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu trong mỗi 100g rau dền bao gồm: 90g nước; 1,8g protein; 0,3g chất béo; 5,4g cacbonhydrat; 28mg vitamin; 180mg kẽm; 3,4mg sắt. Canh rau dền giúp tan đờm mát phổi, lợi tiểu thông đại tiện, là món ăn lý tưởng cho trẻ bị nóng, đái dắt và táo bón. Bí đao: Trong bí đao có nhiều khoáng chất dinh dưỡng, đường, protein và vitamin, có thể dùng để nấu canh, xào, luộc và rất hiêu quả trong điều trị y học. Nó có tính thanh nhiệt, chỉ khát, nhuận trường, thông tiểu. Mùa nóng nực nên ăn bí. Bí nấu canh tôm là món ăn thông dụng có tính thanh nhiệt. Thường xuyên ăn bí đao rất hiệu quả trong việc điều trị xơ cứng động mạch, tim mạch, bệnh tiểu đường, giảm mỡ bụng.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Văn hóa ẩm thực Xu hướng ẩm thực bữa ăn của người Việt ẩm thực Việt Nam khuynh hướng ẩm thựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 305 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 253 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 248 5 0 -
69 trang 232 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 189 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 156 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 143 6 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 96 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
201 trang 88 1 0 -
Bài giảng Văn hóa ẩm thực Việt Nam - GV. Nguyễn Thị Cẩm Vân
38 trang 86 0 0 -
Ẩm thực Nam bộ qua trải nghiệm của nhà văn Sơn Nam
3 trang 70 0 0 -
Tiểu luận Cơ sở văn hóa Việt Nam: Văn hóa ẩm thực của người Việt ở Hà Nội
19 trang 64 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Nghề: Chế biến món ăn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
50 trang 63 2 0 -
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hồ Chí Minh lớp 7
84 trang 61 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 1
73 trang 58 0 0 -
Văn hoá ẩm thực dân gian Mường
4 trang 54 0 0 -
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm Văn hóa - Ẩm thực Hải Phòng
18 trang 53 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 1
513 trang 51 1 0 -
Ẩm thực trong văn học dân gian người Việt
11 trang 49 0 0