Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2

Số trang: 96      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.32 MB      Lượt xem: 29      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (96 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tài liệu tham khảo "Nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ ở Việt Nam" đặt ra nhiệm vụ hệ thống hóa một số luận cứ khoa học bao gồm các lý thuyết và mô hình hành vi mua của người tiêu dùng, những đặc điểm và nội dung của kinh tế xanh, tiêu dùng xanh; tổng quan các lý thuyết và mô hình nghiên cứu hành vi mua thực phẩm hữu cơ trên thế giới và ở Việt Nam. Sau đây là phần 2 của tài liệu, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực phẩm hữu cơ: Nghiên cứu hành vi mua ở Việt Nam - Phần 2 Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI MUA THỰC PHẨM HỮU CƠ 3.1. Một số khái niệm 3.1.1. Tiêu dùng bền vững Khái niệm phát triển bền vững được Liên Hợp quốc định nghĩa trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED, 1987), là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin), năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững ở Johannesburg (Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế - phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; trong đó bên cạnh sản xuất bền vững thì tiêu dùng bền vững là một trong các nội dung quan trọng được nhấn mạnh. Theo Alfredsson (2004) giải thích rằng tiêu dùng bền vững liên quan đến những chỉ số khoa học về sử dụng năng lượng và khí thải CO 2. Theo Carriga (2004), mua sản phẩm thân thiện với môi trường cũng được hiểu là tiêu dùng bền vững. Như vậy, tiêu dùng bền vững không chỉ liên quan đến việc người tiêu dùng không dùng hàng hóa gây tổn hại đến môi trường tự nhiên, mà còn quyết định mua các sản phẩm thân thiện, tái chế. Trong nghiên cứu này, tiêu dùng bền vững được hiểu là: (i) Tiêu dùng gắn với bảo vệ môi trường; (ii) Tiêu dùng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường; (iii) Các hành vi thể hiện trách nhiệm với môi trường như tiết kiệm, tái chế, tuyên truyền,… 61 Theo nghiên cứu của Dự án Nourishing the Planet của Tổ chức Worldwatch Institute cho Vital Signs Online, sản xuất và tiêu thụ thịt toàn cầu đã tăng nhanh chóng trong những thập kỷ gần đây, có ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng cũng như nền kinh tế. Sản lượng thịt thế giới đã tăng gấp ba lần trong bốn thập kỷ qua và tăng 20% chỉ trong 10 năm qua. Trong khi đó, các nước công nghiệp đang tiêu thụ một lượng thịt ngày càng tăng, gần gấp đôi số lượng ở các nước đang phát triển. Sản xuất thịt quy mô lớn cũng có những hệ lụy nghiêm trọng đối với khí hậu thế giới. Chất thải động vật phóng ra mêtan và oxit nitơ, các khí nhà kính gấp 25 và 300 lần mạnh hơn carbon dioxide. Các điều kiện bẩn, đông đúc ở những trang trại của nhà máy có thể gây ra bệnh tật và bệnh tật trong gia súc, bao gồm dịch cúm H1N1, cúm gia cầm (H5N1), bệnh lở mồm long móng và bệnh bò điên. Khối lượng kháng sinh được sử dụng trên gia súc để giảm tác động của bệnh tật, góp phần kháng thuốc kháng sinh ở động vật và trên người. Trên toàn thế giới, 80% các loại kháng sinh được bán năm 2009 đã được sử dụng cho gia súc, gia cầm, so với 20% dùng cho bệnh ở người. Các loại kháng sinh có trong chất thải động vật ăn mòn vào môi trường, ô nhiễm nước và cây lương thực, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Tiêu dùng bền vững được xem là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát triển bền vững (UNEP, 2015). Tiêu dùng bền vững hay tiêu dùng xanh hiện đang được xem là xu hướng tiêu dùng của thế kỷ khi môi trường trở thành mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia trên thế giới. Khi người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến môi trường, họ coi trọng hơn đến hành vi mua thân thiện với môi trường. Chính nhận thức về vấn đề môi trường của người tiêu dùng dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong quyết định tiêu dùng. Ở các nước phát triển, các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều năm qua người ta đã ngày càng quan tâm đến các vấn đề môi trường và xã hội, 62 muốn có sự lựa chọn tốt hơn và bền vững hơn, nhưng chỉ có ít người biến mong muốn đó thành cách cư xử có ý thức hay thành hành động cụ thể như mua các sản phẩm thân thiện môi trường (Balderjahn và cộng sự, 2013; UNEP, 2015; European Communities, 2012). Nguyên nhân được các nghiên cứu kiểm chứng nêu thành những vấn đề như: thiếu thông tin hoặc lẫn lộn quá nhiều thông tin và nhãn hiệu, giá thành cao, sự sẵn có của sản phẩm, chi phí trả trước cao hơn, không muốn hành động đơn lẻ, giảm bớt sự tiện nghi hoặc tính năng của sản phẩm (Hoque, 2014; Shao và cộng sự, 2016; Tanner và Kast, 2003; Peattie, 2010). Những yếu tố khiến người tiêu dùng thất vọng có thể là khi họ đang muốn mua thêm giải pháp bền vững nhưng không tìm ra hoặc thấy nó quá đắt, bất tiện, không hấp dẫn, phức tạp hoặc khó sử dụng. Ở các quốc gia đang phát triển, vấn đề tiêu dùng bền vững còn chưa được quan tâm và các hoạt động triển khai còn hạn chế do thói quen và hành vi mua của người tiêu dùng ở các nước đang phát triển bị chi phối bởi phong tục, tập quán và khả năng kinh tế (Yadav và Pathak, 2017). Các nghiên cứu đã kiểm chứng hành vi mua sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm xanh tại các quốc gia đang phát triển sử dụng Lý thuyết về hành vi theo kế hoạch (TPB) và tiếp tục mở rộng TPB với các biến số về nhân khẩu, nhận thức và sự sẵn sàng mua (WTP) trong mối quan hệ với ý định và hành vi mua của khách hàng (Shao và cộng sự, 2016; Yadav và Pathak, 2017). Nghiên cứu do 2 thành viên của nhóm nghiên cứu Nguyễn Thế Ninh và Nguyễn Hoàng Việt (2017b) trình bày quan điểm về các rào cản đối với việc mua sản phẩm bền vững/thân thiện với môi trường tại các nước đang phát triển, tập trung chủ yếu vào Việt Nam. Ba rào cản chính được nhận dạng bao gồm: Chi phí (chi phí về tiền bạc và thời gian), độ tin cậy (khách hàng không tin tưởng chất lượng sản phẩm và nhãn thân thiện với môi trường) và thông tin (khách hàng cảm thấy thiếu thông tin để ra quyết định mua sản phẩm). 63 3.1.2. Nông nghiệp hữu cơ và tiêu chuẩn hữu cơ Nông nghiệp hữu cơ (NNHC) là hệ thống quản lý ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: