Viêm là một “nhiệm vụ” vô cùng quan trọng cho hệ thống phòng ngự của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng hoặc sự chấn thương. Viêm sẽ tạo ra một “cơn bão lửa” mà trong đó hệ miễn dịch đã được hoạt hóa để sẵn sàng chiến đấu với những vi sinh vật lạ và giúp máu mang những chất dinh dưỡng đến để chữa lành vết thương. “Cơn bão lửa” này sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau… nói chung là đủ thứ “hỉ, nộ, ái, ố”. Những dấu hiệu này tuy gây khó chịu nhưng đây là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực phẩm kháng viêm Thực phẩm kháng viêm Viêm là một “nhiệm vụ” vô cùng quan trọng cho hệ thống phòngngự của cơ thể chống lại sự nhiễm trùng hoặc sự chấn thương. Viêm sẽtạo ra một “cơn bão lửa” mà trong đó hệ miễn dịch đã được hoạt hóa đểsẵn sàng chiến đấu với những vi sinh vật lạ và giúp máu mang nhữngchất dinh dưỡng đến để chữa lành vết thương. “Cơn bão lửa” này sẽ gây sưng, nóng, đỏ, đau… nói chung là đủ thứ“hỉ, nộ, ái, ố”. Những dấu hiệu này tuy gây khó chịu nhưng đây là phản ứngcủa một cơ thể khỏe mạnh để chống lại sự tấn công của vi trùng và thườngđược kết thúc một cách mau chóng. Thế nhưng, khi “cơn bão lửa” nằm ngoài tầm kiểm soát, nó trở nênphản tác dụng, gây tổn hại mô, can thiệp vào quá trình chữa trị và gây viêmmãn tính. Viêm mãn tính đôi khi được xem là một “sát nhân” thầm lặng. Yhọc ngày nay đã công nhận rằng viêm mãn tính là nguyên nhân gây ra cácbệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh lão suy và thậm chí ung thư. Đây cũnglà nguyên nhân gây rối loạn khớp, suyễn, dị ứng… Tuổi tác được cho là một yếu tố gây viêm mãn tính, tuy nhiên chỉtrong một phạm vi nào đó. Dinh dưỡng và lối sống cũng chính là nguyênnhân chủ yếu. Nhiều thầy thuốc đã chữa trị viêm mãn tính bằng cách kê cácloại toa thuốc kháng viêm giảm đau… Nhưng thật không may, sự an toàncủa những loại thuốc này đang được đặt một dấu chấm hỏi, những vụ thưakiện kéo dài triền miên, một số thuốc đã bị thu hồi bởi vì những tác dụngphụ nguy hiểm của chúng. Thật may mắn, vẫn còn những phương cách khác mà chúng ta có thểthực hiện nhằm kiểm soát sự viêm mãn tính không mong muốn qua chế độdinh dưỡng và lối sống. Tiếp nhận những thói quen về dinh dưỡng và lốisống sau đây có thể đi một bước xa hơn trong việc phòng chống lại các bệnhvề tim mạch, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa thấp khớp và những cănbệnh thoái hóa khác. Dưới đây là những hướng đi căn bản. Tăng mức tiêu thụ omega-3: omega- 3 thuộc một họ chất béo được gọilà acid béo thiết yếu nhằm giúp hạn chế quá trình viêm theo một cơ chế tựnhiên. Những nguồn thực phẩm cung cấp các acid béo thực vật gồm dầuolive, hạt điều, trái bơ, hạt mè, hạt bí đỏ (bí rợ), dầu hạt cải… Ăn nhiều cá và hải sản: lựa chọn tốt nhất là cá hồi, cá tuna, cá thu vànhững loại hải sản có chứa nhiều chất béo. Những loại thực phẩm này sẽ cung cấp chất béo omega-3, giúp điềuhòa sự sản sinh các chất gây viêm có tên là eicosanoid. Eicosanoid đượchình thành từ chất béo trong cơ thể bởi cyclooxygenase (COX-1 và COX-2).Hải sản sẽ cung cấp cho cơ thể chúng ta các chất EPA (eicosapetaenoic acid)và DHA (docosahexaenoic acid). Đây là những chất béo omega-3, đóng vaitrò quan trọng trong quá trình kháng viêm. Tránh những chất béo dạng “trans”: đây là chất béo chuyên “ẩnmình” trong các loại bánh chiên, bánh phồng tôm, bơ đậu phộng và nhữngloại thức ăn nhanh. Ăn nhiều rau cải, trái cây: để làm hạn chế quá trình viêm, người bệnhcần ăn nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất… Uống nhiều nước: những người có khuynh hướng viêm đau cần phảiuống nhiều nước hơn người bình thường, vì nước sẽ giúp “dội” đi những độcchất trong cơ thể vốn “góp phần” vào quá trình viêm. Ngoài ra, một số loạithực phẩm cũng có sẵn hàm lượng nước đáng kể như: trái cây, rau, quả,củ…