Thực Phẩm Và Sức Khỏe Trẻ Em
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 192.28 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế bệnh thường gặp ở trẻ.
Thực phẩm thay đổi tính cách của trẻ
Theo một nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở đại học Southamton (Anh) thì những thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrates cao như khoai tây hoặc pasta sẽ làm cho trẻ ôn hòa hơn so với những loại thực phẩm giàu protein, cafein vì có những hợp chất gây kích thích ở trẻ nhỏ. “Tại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực Phẩm Và Sức Khỏe Trẻ Em Thực Phẩm Và Sức Khỏe Trẻ Em Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế bệnh thường gặp ở trẻ. Thực phẩm thay đổi tính cách của trẻ Theo một nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở đại học Southamton (Anh) thì những thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrates cao như khoai tây hoặc pasta sẽ làm cho trẻ ôn hòa hơn so với những loại thực phẩm giàu protein, cafein vì có những hợp chất gây kích thích ở trẻ nhỏ. “Tại sao thực phẩm lại làm tăng tính kích thích ở trẻ?” là chủ đề của một nghiên cứu dài kỳ mang tên Isle of wight study do FSA mới đây thực hiện ở nhóm trước khi đi nhà trẻ. Theo nghiên cứu này, các chất phụ gia có trong thực phẩm là thủ phạm làm tăng tính hiếu động thái quá ở trẻ. Ví dụ những loại nước giải khát có chứa nhiều chất phụ gia như chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản benzoate là thủ phạm chính làm tăng tính hiếu động, làm thay đổi hành vi ở trẻ nhỏ so với nhóm không dùng những thực phẩm này. Cụ thể sau khi ăn tính cách của trẻ trở nên cáu kỉnh, thiếu tập trung và hiếu động hơn so với mức bình thường. Ngoài chất phụ gia, các loại đồ uống có ga chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân làm thay đổi tính cách ở trẻ nhỏ. Những chất này có ghi trên nhãn mác thực phẩm vì vậy khi mua và sử dụng cần lưu ý. Riêng đối với chất ngọt, nếu trẻ lạm dụng quá nhiều cũng làm thay đổi tính cách và lâu dài sẽ làm tăng cân, gây béo phì, phát sinh nhiều bệnh nan y. Các loại mỡ Omega-3 thực sự có tốt cho trẻ? Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được công bố trên các tạp chí y học về tác dụng tốt cho sức khỏe trẻ em của mỡ Omega-3. Nhất là nhóm trẻ mắc bệnh ADHD (rối loạn năng động thiếu hụt chú ý), bệnh DCD ( Rối loạn điều phối các chức năng hoạt động). Nếu được cung cấp đầy đủ loại mỡ này thì tính cách và học lực của trẻ sẽ được cải thiện, tuy nhiên những nghiên cứu trên cũng không có kết luận giống nhau nên vấn đề này đến nay chưa có ghi nhận chính xác. Có nên cho trẻ dùng ‘siêu thực phẩm’? Siêu thực phẩm (superfoods) là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây để nói về nhóm thực phẩm tốt, tuy nhiên đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận và cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác. Ví dụ người ta đã ca ngợi quá nhiều về giá trị dinh dưỡng của quả mâm xôi, bông cả, thịt gà tây… Đây là những món ăn tốt giúp trẻ thông minh, ăn ngủ tốt và có tác dụng cải thiện tâm tính. Trong thịt gà tây có hàm lượng L-tryptophan cao, cơ thể cần để chuyển hóa thành serotonin (làm cho người ta trở nên ôn hòa), nhưng để đạt hiệu quả này thì L-tryptophan phải được ăn riêng, không ăn chung với các loại axit amino khác. Thực đơn tốt để duy trì sức khỏe tinh thần cho trẻ nhỏ Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế những loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, táo bón, tăng cường năng lượng, tăng cường trí nhớ, sự tập trung ở trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hoạt bát, phát triển cân bằng về thể chất lẫn tinh thần. Để đạt mục tiêu này cần chú ý đến một số tiêu chí sau: Tránh để trẻ khát: đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt, chỉ cần khát một chút hoặc không cung cấp nước kịp thời trẻ sẽ dễ mắc bệnh như đau đầu, khó thở, mệt mỏi, thiếu tập trung. Không được bỏ bữa sáng: đây là bữa ăn quan trọng trong ngày giúp trẻ có năng lượng để học, chơi và giảm rủi ro mắc bệnh thần kinh. Cho trẻ ăn đều đặn các bữa trong ngày, kể cả bữa ăn phụ, ăn vặt không để trẻ đói. Trọng tâm đến thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, ngũ cốc tăng cường sắt. Tránh ăn thực phẩm chế biến quá kỹ, thức ăn nhanh, nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả. Nhóm thực phẩm nên và không nên Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều như: thịt, cá, đậu đỗ nhưng không nên ăn các loại cá biển có kích thước lớn vì nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra nên cho trẻ ăn ngũ cốc, nhất là loại nguyên chất, sữa và cung cấp nước đầy đủ. Nhóm thực phẩm tránh ăn gồm: sữa tách béo, bánh tách béo cho nhóm trẻ 2 – 5 tuổi vì nó thiếu hụt calo, vitamin D và A. Cá biển kích thước lớn vì có nhiều thủy ngân Các loại đồ uống kích thích như chè, cà phê, nước ngọt có gas, chứa nhiều caffein làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực Phẩm Và Sức Khỏe Trẻ Em Thực Phẩm Và Sức Khỏe Trẻ Em Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế bệnh thường gặp ở trẻ. Thực phẩm thay đổi tính cách của trẻ Theo một nghiên cứu dài kỳ của các chuyên gia ở đại học Southamton (Anh) thì những thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrates cao như khoai tây hoặc pasta sẽ làm cho trẻ ôn hòa hơn so với những loại thực phẩm giàu protein, cafein vì có những hợp chất gây kích thích ở trẻ nhỏ. “Tại sao thực phẩm lại làm tăng tính kích thích ở trẻ?” là chủ đề của một nghiên cứu dài kỳ mang tên Isle of wight study do FSA mới đây thực hiện ở nhóm trước khi đi nhà trẻ. Theo nghiên cứu này, các chất phụ gia có trong thực phẩm là thủ phạm làm tăng tính hiếu động thái quá ở trẻ. Ví dụ những loại nước giải khát có chứa nhiều chất phụ gia như chất tạo màu nhân tạo, chất bảo quản benzoate là thủ phạm chính làm tăng tính hiếu động, làm thay đổi hành vi ở trẻ nhỏ so với nhóm không dùng những thực phẩm này. Cụ thể sau khi ăn tính cách của trẻ trở nên cáu kỉnh, thiếu tập trung và hiếu động hơn so với mức bình thường. Ngoài chất phụ gia, các loại đồ uống có ga chứa nhiều đường cũng là nguyên nhân làm thay đổi tính cách ở trẻ nhỏ. Những chất này có ghi trên nhãn mác thực phẩm vì vậy khi mua và sử dụng cần lưu ý. Riêng đối với chất ngọt, nếu trẻ lạm dụng quá nhiều cũng làm thay đổi tính cách và lâu dài sẽ làm tăng cân, gây béo phì, phát sinh nhiều bệnh nan y. Các loại mỡ Omega-3 thực sự có tốt cho trẻ? Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu được công bố trên các tạp chí y học về tác dụng tốt cho sức khỏe trẻ em của mỡ Omega-3. Nhất là nhóm trẻ mắc bệnh ADHD (rối loạn năng động thiếu hụt chú ý), bệnh DCD ( Rối loạn điều phối các chức năng hoạt động). Nếu được cung cấp đầy đủ loại mỡ này thì tính cách và học lực của trẻ sẽ được cải thiện, tuy nhiên những nghiên cứu trên cũng không có kết luận giống nhau nên vấn đề này đến nay chưa có ghi nhận chính xác. Có nên cho trẻ dùng ‘siêu thực phẩm’? Siêu thực phẩm (superfoods) là thuật ngữ ra đời trong thời gian gần đây để nói về nhóm thực phẩm tốt, tuy nhiên đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh luận và cho đến nay vẫn chưa có kết luận chính xác. Ví dụ người ta đã ca ngợi quá nhiều về giá trị dinh dưỡng của quả mâm xôi, bông cả, thịt gà tây… Đây là những món ăn tốt giúp trẻ thông minh, ăn ngủ tốt và có tác dụng cải thiện tâm tính. Trong thịt gà tây có hàm lượng L-tryptophan cao, cơ thể cần để chuyển hóa thành serotonin (làm cho người ta trở nên ôn hòa), nhưng để đạt hiệu quả này thì L-tryptophan phải được ăn riêng, không ăn chung với các loại axit amino khác. Thực đơn tốt để duy trì sức khỏe tinh thần cho trẻ nhỏ Một thực đơn khoa học, hợp lý, cân bằng sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường sức khỏe tinh thần cho trẻ. Nó có tác dụng hạn chế những loại bệnh thường gặp như cảm lạnh, táo bón, tăng cường năng lượng, tăng cường trí nhớ, sự tập trung ở trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hoạt bát, phát triển cân bằng về thể chất lẫn tinh thần. Để đạt mục tiêu này cần chú ý đến một số tiêu chí sau: Tránh để trẻ khát: đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ phát triển tốt, chỉ cần khát một chút hoặc không cung cấp nước kịp thời trẻ sẽ dễ mắc bệnh như đau đầu, khó thở, mệt mỏi, thiếu tập trung. Không được bỏ bữa sáng: đây là bữa ăn quan trọng trong ngày giúp trẻ có năng lượng để học, chơi và giảm rủi ro mắc bệnh thần kinh. Cho trẻ ăn đều đặn các bữa trong ngày, kể cả bữa ăn phụ, ăn vặt không để trẻ đói. Trọng tâm đến thực phẩm giàu chất sắt như thịt, cá, ngũ cốc tăng cường sắt. Tránh ăn thực phẩm chế biến quá kỹ, thức ăn nhanh, nên bổ sung thêm rau xanh, củ quả. Nhóm thực phẩm nên và không nên Nhóm thực phẩm nên ăn nhiều như: thịt, cá, đậu đỗ nhưng không nên ăn các loại cá biển có kích thước lớn vì nó có chứa hàm lượng thủy ngân cao ảnh hưởng đến quá trình phát triển hệ thần kinh. Ngoài ra nên cho trẻ ăn ngũ cốc, nhất là loại nguyên chất, sữa và cung cấp nước đầy đủ. Nhóm thực phẩm tránh ăn gồm: sữa tách béo, bánh tách béo cho nhóm trẻ 2 – 5 tuổi vì nó thiếu hụt calo, vitamin D và A. Cá biển kích thước lớn vì có nhiều thủy ngân Các loại đồ uống kích thích như chè, cà phê, nước ngọt có gas, chứa nhiều caffein làm giảm khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
nghệ thuật ẩm thực văn hoá ẩm thực văn hoá ẩm thực Việt Nam văn hoá ẩm thực đặc trưng văn hoá ẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 2
135 trang 297 6 0 -
Báo cáo khoa học Bước đầu tìm hiểu văn hóa ẩm thực Trà Vinh
61 trang 250 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực (Trình độ: Cao đẳng & Trung cấp) - Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai
98 trang 245 5 0 -
69 trang 226 5 0
-
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 190 0 0 -
từ điển văn hóa ẩm thực việt nam: phần 2
418 trang 177 4 0 -
Vài nét về văn hóa ẩm thực Nam Bộ
4 trang 145 0 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực Việt Nam và thế giới: Phần 1
163 trang 141 6 0 -
Tìm hiểu về quà Hà Nội (Tiếp cận từ góc nhìn văn hóa ẩm thực): Phần 1
99 trang 132 2 0 -
Giáo trình Văn hóa ẩm thực: Phần 2 - Thạc sĩ Nguyễn Văn Nhựt
92 trang 91 0 0