Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 496.37 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trên cơ sở lý luận, bài viết thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Qua phân tích thực tiễn cùng với việc nghiên cứu cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, chúng tôi tìm ra những nguyên nhân cơ bản để có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả án lệ trong giải quyết các vụ án dân sự tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Thị Lan Anh** Ngô Trần Thảo Nguyên***1. Lời nói đầu Trong công cuộc cải cải cách và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩahiện nay, không chỉ đòi hỏi phải quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật mà còn đòihỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật củaTòa án thể hiện việc những vụ án giống nhau thì phải có những phán quyết giống nhau,tức hướng đến sự công bằng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020, xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinhnghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giámđốc thẩm, tái thẩm”. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao, tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ghi rõ: “Lựachọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết pháttriển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Triển khai đường lối của Đảng và Nhà nước, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao (TANDTC) đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015,sau đó là Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 thay thế cho Nghị quyết03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Quan điểm phát triển án lệ và áp dụng án lệ trong xét xử là phù hợp với thông lệquốc tế và góp phần tháo gỡ những khó khăn của thực tiễn xét xử. Đối với các vụ án dânsự, quan điểm này đã được cụ thể hóa thành những quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự2015 (khoản 2 Điều 6), Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (khoản 3 Điều 45). Thực tiễn xét xử các vụ án nói chung, các vụ án dân sự nói riêng cho thấy cònnhiều bất cập. Nhiều vụ án dân sự có những quan điểm khác nhau trong đường lối giảiquyết. Việc áp dụng pháp luật mỗi địa phương, mỗi cấp xét xử, mỗi Thẩm phán còn khácnhau trong cùng một sự kiện pháp lý, quan hệ xã hội tương tự nhau. Dẫn đến tình trạngán bị hủy, sửa nhiều, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảmuy tín của Tòa án. Trên cơ sở lý luận, bài viết thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ trong xétxử các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Qua phân tích thực tiễn cùng với việc nghiêncứu cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, chúng tôi tìm ra những nguyên nhân cơ bản để Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Thẩm phán Tòaán nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (Email: nguyenhuyhoang.toaan@gmail.com).** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyenanhhip134@gmail.com).*** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyen.ntt.61luat@ntu.edu.vn). 96có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả án lệ trong giải quyết các vụ ándân sự tại Việt Nam.2. Khái quát về án lệ Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ III trước Côngnguyên và tồn tại dưới hình thức các phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phùhợp với sự phát triển của xã hội La Mã thời cổ đại. Có thể nói án lệ thực sự có nguồn gốctừ nước Anh. Án lệ xuất hiện từ thế kỉ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của ngườiNorman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng giaAnh163. Hiện nay ở Anh án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu tồn tại bên cạnh luật thành vănvà các nguồn luật khác. Trên thế giới hiện nay đã hình thành hai hệ thống án lệ chủ yếu như đã nói ở trêngồm có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (CivilLaw). Và để có cái nhìn toàn diện nhất và chính xác nhất về án lệ cũng như tiến trìnhhình thành, quy trình sửa đổi chúng ta cần có kiến thức khái quát nhất về khái niệm án lệ. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật củatòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã đượcgiải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đềtương tự sau này”164. Một án lệ là một quyết định của Tòa án chứa đựng trong nó một nguyên tắc.Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được gọi lànguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể là bắt buộc đối vớicác bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên tắc pháp lí cho một phán quyết trong mộttrường hợp cụ thể mà chỉ có nó có hiệu lực pháp luật. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng án lệ trong xét xử các vụ án dân sự tại tòa án cấp sơ thẩm THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN LỆ TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN DÂN SỰ TẠI TÒA ÁN CẤP SƠ THẨM Nguyễn Huy Hoàng Nguyễn Thị Lan Anh** Ngô Trần Thảo Nguyên***1. Lời nói đầu Trong công cuộc cải cải cách và xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩahiện nay, không chỉ đòi hỏi phải quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật mà còn đòihỏi phải áp dụng pháp luật một cách thống nhất. Việc áp dụng thống nhất pháp luật củaTòa án thể hiện việc những vụ án giống nhau thì phải có những phán quyết giống nhau,tức hướng đến sự công bằng. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cáchtư pháp đến năm 2020, xác định: “Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ tổng kết kinhnghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giámđốc thẩm, tái thẩm”. Quy định về nhiệm vụ của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tốicao, tại điểm c khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 ghi rõ: “Lựachọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bảnán, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết pháttriển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Triển khai đường lối của Đảng và Nhà nước, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao (TANDTC) đã ban hành Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015,sau đó là Nghị quyết 04/2019/NQ-HĐTP ngày 18/6/2019 thay thế cho Nghị quyết03/2015/NQ-HĐTP về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ. Quan điểm phát triển án lệ và áp dụng án lệ trong xét xử là phù hợp với thông lệquốc tế và góp phần tháo gỡ những khó khăn của thực tiễn xét xử. Đối với các vụ án dânsự, quan điểm này đã được cụ thể hóa thành những quy định cụ thể trong Bộ luật Dân sự2015 (khoản 2 Điều 6), Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 (khoản 3 Điều 45). Thực tiễn xét xử các vụ án nói chung, các vụ án dân sự nói riêng cho thấy cònnhiều bất cập. Nhiều vụ án dân sự có những quan điểm khác nhau trong đường lối giảiquyết. Việc áp dụng pháp luật mỗi địa phương, mỗi cấp xét xử, mỗi Thẩm phán còn khácnhau trong cùng một sự kiện pháp lý, quan hệ xã hội tương tự nhau. Dẫn đến tình trạngán bị hủy, sửa nhiều, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảmuy tín của Tòa án. Trên cơ sở lý luận, bài viết thống kê và đánh giá thực tiễn áp dụng án lệ trong xétxử các vụ án dân sự tại Tòa án cấp sơ thẩm. Qua phân tích thực tiễn cùng với việc nghiêncứu cách thức áp dụng án lệ trên thế giới, chúng tôi tìm ra những nguyên nhân cơ bản để Nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh – Thẩm phán Tòaán nhân dân thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa (Email: nguyenhuyhoang.toaan@gmail.com).** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyenanhhip134@gmail.com).*** Trường Đại học Nha Trang (Email: nguyen.ntt.61luat@ntu.edu.vn). 96có thể đưa ra một số giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả án lệ trong giải quyết các vụ ándân sự tại Việt Nam.2. Khái quát về án lệ Án lệ xuất hiện khá sớm trong lịch sử, vào khoảng thế kỉ thứ III trước Côngnguyên và tồn tại dưới hình thức các phán quyết, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phùhợp với sự phát triển của xã hội La Mã thời cổ đại. Có thể nói án lệ thực sự có nguồn gốctừ nước Anh. Án lệ xuất hiện từ thế kỉ XI (1066) ở Anh sau cuộc chinh phục của ngườiNorman và là hệ quả của quá trình xây dựng chế độ phong kiến tập trung của Hoàng giaAnh163. Hiện nay ở Anh án lệ vẫn là nguồn luật chủ yếu tồn tại bên cạnh luật thành vănvà các nguồn luật khác. Trên thế giới hiện nay đã hình thành hai hệ thống án lệ chủ yếu như đã nói ở trêngồm có hệ thống pháp luật thông luật (Common Law) và hệ thống pháp luật dân sự (CivilLaw). Và để có cái nhìn toàn diện nhất và chính xác nhất về án lệ cũng như tiến trìnhhình thành, quy trình sửa đổi chúng ta cần có kiến thức khái quát nhất về khái niệm án lệ. Theo từ điển Black’s Law thì án lệ được hiểu như sau: “Án lệ là việc làm luật củatòa án khi công nhận và áp dụng các quy tắc mới trong quá trình xét xử; vụ việc đã đượcgiải quyết làm cơ sở để đưa ra phán quyết cho những trường hợp có tình tiết hoặc vấn đềtương tự sau này”164. Một án lệ là một quyết định của Tòa án chứa đựng trong nó một nguyên tắc.Nguyên lý cơ bản giống như mẫu mà phần có căn cứ đích xác của nó thường được gọi lànguyên tắc pháp lý cho một phán quyết trong một trường hợp cụ thể là bắt buộc đối vớicác bên, nhưng nó là bản tóm tắt của nguyên tắc pháp lí cho một phán quyết trong mộttrường hợp cụ thể mà chỉ có nó có hiệu lực pháp luật. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Án lệ Việt Nam Hoạt động xét xử Áp dụng án lệ Vụ án dân sự Tòa án cấp sơ thẩmGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phương pháp nghiên cứu và phân tích một số bản án dân sự: Phần 1
202 trang 318 0 0 -
Một số giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với tòa án trong hoạt động xét xử
8 trang 253 0 0 -
Mẫu Thông báo về việc thụ lý vụ án để xét xử phúc thẩm (Mẫu số: 65-DS)
2 trang 136 0 0 -
Bộ luật Tố tụng dấn sự năm 2004
127 trang 69 0 0 -
SỬA ĐỔI BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ
3 trang 50 0 0 -
5 trang 37 0 0
-
Chuyên đề thực tập : thực tiễn tiến hành phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự của tòa án địa phương
27 trang 33 0 0 -
Một số trình tự, thủ tục cần biết trong giải quyết vụ việc dân sự: Phần 2
269 trang 33 0 0 -
11 trang 30 0 0
-
12 trang 29 0 0