Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 285.54 KB
Lượt xem: 15
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nhà nước ta đã không ngừng điều chỉnh và thay đổi luật pháp, ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế, việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các quốc gia khác cũng từ đó mà gia tăng, phổ biến. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Lê Kim Duy Phước, Phan Nguyễn Khánh Thi, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Trần Thảo My* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Nhà nước ta đã không ngừng điều chỉnh và thay đổi luật pháp, ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế, việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các quốc gia khác cũng từ đó mà gia tăng, phổ biến. Mặc dù các quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có những đóng góp nhất định nhưng cũng không tránh khỏi còn thiếu sót và bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều đối tượng đã lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài để thực hiện những mục đích khác. Việc kết hôn không vì mục đích hôn nhân gây ra nhiều mối nguy đến trật tự xã hội và ảnh hưởng đến đường lối chính trị, xã hội của Đảng, Nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện. Từ khoá: điều kiện, hạn chế, kết hôn, yếu tố nước ngoài, thực trạng. 1 KHÁI NIỆM Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.Việc kết hôn phải được đăng ký theo thủ tục của Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Mọi thủ tục kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Trong đó, “Đăng ký là đứng ra khai báo với cơ quan quản lý để chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ nào đó” [2]. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Do đó, “Đăng ký kết hôn” được hiểu là ghi vào Sổ Đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật [3]. Như vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ, là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên, làm phát sinh và điều chỉnh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình - quan hệ vợ chồng, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình này. 1977 Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 25, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Qua các căn cứ trên, ta thấy được đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ, mà trong đó ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 2 NỘI DUNG Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp (UBND) huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ theo Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/09/2020; Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015; Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/05/2020, quy định như sau: Về hồ sơ đăng ký kết hôn, bao gồm: tờ Khai đăng ký kết hôn; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú). Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Về trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài: người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người tiếp nhận có trách 1978 nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ KẾT HÔN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI Lê Kim Duy Phước, Phan Nguyễn Khánh Thi, Nguyễn Thị Thuỷ, Nguyễn Trần Thảo My* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đoàn Trọng Chỉnh TÓM TẮT Nhà nước ta đã không ngừng điều chỉnh và thay đổi luật pháp, ghi nhận và đảm bảo quyền tự do kết hôn cho mỗi cá nhân. Hiện nay, Việt Nam đang trên con đường hội nhập quốc tế, việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân các quốc gia khác cũng từ đó mà gia tăng, phổ biến. Mặc dù các quy định điều chỉnh quan hệ kết hôn có yếu tố nước ngoài đã có những đóng góp nhất định nhưng cũng không tránh khỏi còn thiếu sót và bộc lộ nhiều hạn chế. Nhiều đối tượng đã lợi dụng việc kết hôn với người nước ngoài để thực hiện những mục đích khác. Việc kết hôn không vì mục đích hôn nhân gây ra nhiều mối nguy đến trật tự xã hội và ảnh hưởng đến đường lối chính trị, xã hội của Đảng, Nhà nước. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng áp dụng quy định pháp luật về đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài và kiến nghị hoàn thiện. Từ khoá: điều kiện, hạn chế, kết hôn, yếu tố nước ngoài, thực trạng. 1 KHÁI NIỆM Đăng ký kết hôn là thủ tục do pháp luật qui định nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam, nữ khi kết hôn.Việc kết hôn phải được đăng ký theo thủ tục của Nhà nước tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo qui định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Mọi thủ tục kết hôn khác đều không có giá trị pháp lý. Trong đó, “Đăng ký là đứng ra khai báo với cơ quan quản lý để chính thức được công nhận cho hưởng quyền lợi hay làm nghĩa vụ nào đó” [2]. Theo khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Do đó, “Đăng ký kết hôn” được hiểu là ghi vào Sổ Đăng ký kết hôn để chính thức công nhận nam nữ là vợ chồng trước pháp luật [3]. Như vậy, đăng ký kết hôn là thủ tục pháp lý nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ, là cơ sở để pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như ràng buộc về nghĩa vụ của mỗi bên, làm phát sinh và điều chỉnh quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình - quan hệ vợ chồng, điều chỉnh các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong quan hệ hôn nhân và gia đình này. 1977 Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 25, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài”. Qua các căn cứ trên, ta thấy được đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là thủ tục pháp lý để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ, mà trong đó ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài. 2 NỘI DUNG Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài: theo quy định tại Điều 37 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp (UBND) huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài; giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau; giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài. Trường hợp người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có yêu cầu đăng ký kết hôn tại Việt Nam thì UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài. Căn cứ theo Quyết định 1872/QĐ-BTP ngày 04/09/2020; Luật Hộ tịch năm 2014; Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015; Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/05/2020, quy định như sau: Về hồ sơ đăng ký kết hôn, bao gồm: tờ Khai đăng ký kết hôn; giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài là giấy do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp còn giá trị sử dụng xác nhận hiện tại người đó không có vợ hoặc không có chồng; trường hợp nước ngoài không cấp xác nhận tình trạng hôn nhân thì thay bằng giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài xác nhận người đó có đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nước đó. Nếu giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài không ghi thời hạn sử dụng thì giấy tờ này và giấy xác nhận của tổ chức y tế theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Hộ tịch 2014 chỉ có giá trị 6 tháng, kể từ ngày cấp. Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu (giấy tờ đi lại quốc tế hoặc thẻ cư trú). Nếu bên kết hôn là công dân Việt Nam đã ly hôn hoặc hủy việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì còn phải nộp bản sao trích lục hộ tịch về việc đã ghi vào sổ việc ly hôn hoặc hủy việc kết hôn. Nếu là công chức, viên chức hoặc đang phục vụ trong lực lượng vũ trang thì phải nộp văn bản của cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận việc người đó kết hôn với người nước ngoài không trái với quy định của ngành đó. Về trình tự thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài: người có yêu cầu đăng ký kết hôn nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp huyện có thẩm quyền. Người tiếp nhận có trách 1978 nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
thủ tục đăng ký kết hôn Pháp luật về đăng ký kết hôn Đăng ký kết hôn yếu tố nước ngoài Luật Hôn nhân và Gia đình Biện pháp thi hành Luật Hộ tịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 86 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 72 0 0 -
Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ quân đội và những điều cần biết
2 trang 67 0 0 -
Thủ tục đăng ký kết hôn với chiến sĩ công an nhân dân
2 trang 41 0 0 -
Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình
174 trang 37 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
17 trang 35 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 6: Luật hôn nhân và gia đình
19 trang 34 0 0 -
Bình đẳng hôn nhân theo tinh thần Phật giáo
10 trang 33 0 0 -
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
7 trang 32 0 0 -
Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Lê Minh Toàn
560 trang 32 0 0