Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 230.07 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này phân tích thực trạng và nguyên nhân của Bạo lực gia đình; Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Để hiểu rõ hơn mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Đức Thịnh, Đậu Anh Khoa, Trần Thị Diệu My, Phan Thanh Ly, Nguyễn Đức Tín* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc Phòng, chống BLGĐ và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, ...và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ). Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng và nguyên nhân của BLGĐ; Thực tiễn thực hiện pháp luật về PCBLGĐ và một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Bạo lực, gia đình, Hiến pháp, thực hiện pháp luật, thực trạng. 1 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây Trong thời gian qua tình trạng BLGĐ xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. BLGĐ được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do BLGĐ. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân BLGĐ. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2 đến 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến BLGĐ. Và gần đây tình trạng BLGĐ diễn ra thường xuyên và vô cùng nguy hiểm. Cụ thể: Tháng 8 vừa qua, dư luận có một phen sửng sốt trước vụ việc chồng đánh vợ đang mang thai 26 tuần tại Bình Thuận. Nạn nhân là chị M (31 tuổi, ở An Giang). Chị M sống cùng anh Huỳnh Văn An (26 tuổi, ở Bình Thuận) như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn. Ngày 16/8/2019, An đi nhậu về thấy chị M đang nằm ngủ liền chửi và đánh chị M, An dùng cây gỗ dài 80 cm đập lên đầu, tay, chân của chị. Chị M 1611 bỏ chạy thì An dùng dao đuổi theo và chém liên tiếp vào người. Cho đến ngày 17/8/2019, khi phát hiện chị M bị hôn mê, hàng xóm gây áp lực lên gia đình An và đưa chị vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị M chấn thương đầu, vỡ nền sọ (gãy xoang sàng hai bên), hai tay bị gãy xương trụ, xương quay, xương mác, đồng thời còn gãy nhiều xương ngón tay ở bàn tay trái. Nằm viện điều trị được 2 ngày thì An đe dọa bắt chị phải xuất viện. Sau khi về nhà thì chị M bị An bắt làm công việc nhà và sau đó đã tiếp tục dùng cây đánh chị M một lần nữa. Sau khi phát hiện, người dân địa phương đã góp tiền đưa M đến Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận điều trị và thay nhau chăm sóc chị. Còn về phía An sau khi thực hiện hành vi đánh đập vợ mình thì An và người nhà đã tránh mặt chị M trong khi chị có dấu hiệu sang chấn tâm lý, thường xuyên chạy ra đường. Người dân đã báo cho cơ quan chức năng về vụ việc để theo dõi các biểu hiện của chị sau đó [2]. Cũng tại thời điểm này, một clip được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh người chồng đánh vợ tới tấp khi vợ đang bế con nhỏ trên tay và trước sự chứng kiến của đứa con trai lớn hơn ngồi ngay gần đó. Được biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bắc Kạn và các cấp vào cuộc, gặp gỡ gia đình, chia sẻ, hỗ trợ người vợ bị chồng đánh. Người chồng trong clip nói trên đang công tác tại Kho bạc nhà nước huyện Bạch Thông, được biết, thời điểm vụ việc xảy ra, anh ta được cho là vừa đi nhậu về, trong tình trạng say rượu [2]. Từ hai tình huống vi phạm BLGĐ mà nhóm tác giả nêu ra, có thể khẳng định rằng BLGĐ hiện nay diễn ra vô cùng phổ biến cùng với nhiều hình thức vi phạm khác nhau, cũng như mức độ nguy hiểm cho nạn nhân ngày càng gia tăng. Từ đó có thể thấy rằng, các biện pháp PCBLGĐ của nhà nước ta chưa thực sự có hiệu quả, cần những biện pháp mới mang tính hiệu quả cao hơn. Nghiêm trọng hơn BLGĐ đã xâm phạm đến quyền con người, danh dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thậm chí nó còn làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. BLGĐ không chỉ gây tổn hại đến tâm lý và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến BLGĐ. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ của nhiều gia đình. 1.2 Nguyên nhân bạo lực gia đình Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, nhưng các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLGĐ là: Từ nhận thức của mỗi người: Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực tiễn thực hiện pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Đức Thịnh, Đậu Anh Khoa, Trần Thị Diệu My, Phan Thanh Ly, Nguyễn Đức Tín* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Bạo lực gia đình (BLGĐ) là vấn nạn của xã hội, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ, trẻ em. Ở Việt Nam, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc Phòng, chống BLGĐ và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp như: Hiến pháp, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bộ luật Dân sự, ...và đặc biệt Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ). Nhưng đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi, chuyển biến tích cực và thế nữa nó dần trở thành như một hiện tượng của xã hội. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích thực trạng và nguyên nhân của BLGĐ; Thực tiễn thực hiện pháp luật về PCBLGĐ và một số kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Bạo lực, gia đình, Hiến pháp, thực hiện pháp luật, thực trạng. 1 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1.1 Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây Trong thời gian qua tình trạng BLGĐ xuất hiện ngày càng nhiều ở mọi nơi mọi lúc và phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội với nhiều loại đối tượng khác nhau. BLGĐ được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau: bạo lực về thể chất, bạo lực về tinh thần, bạo lực về kinh tế, bạo lực về tình dục. Theo thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao, trung bình một năm trên cả nước có tới 8.000 vụ ly hôn mà nguyên nhân do BLGĐ. Cũng theo số liệu thống kê của bệnh viện, các trung tâm, phòng cấp cứu lớn của cả nước, có hơn 27% phụ nữ bị ngược đãi nhập viện, hơn 10% điều trị y khoa nghiêm trọng hằng năm do nguyên nhân BLGĐ. Theo báo cáo của Bộ Công an, trên cả nước cứ khoảng 2 đến 3 ngày lại có một người bị giết có liên quan đến BLGĐ. Và gần đây tình trạng BLGĐ diễn ra thường xuyên và vô cùng nguy hiểm. Cụ thể: Tháng 8 vừa qua, dư luận có một phen sửng sốt trước vụ việc chồng đánh vợ đang mang thai 26 tuần tại Bình Thuận. Nạn nhân là chị M (31 tuổi, ở An Giang). Chị M sống cùng anh Huỳnh Văn An (26 tuổi, ở Bình Thuận) như vợ chồng nhưng không có đăng ký kết hôn. Ngày 16/8/2019, An đi nhậu về thấy chị M đang nằm ngủ liền chửi và đánh chị M, An dùng cây gỗ dài 80 cm đập lên đầu, tay, chân của chị. Chị M 1611 bỏ chạy thì An dùng dao đuổi theo và chém liên tiếp vào người. Cho đến ngày 17/8/2019, khi phát hiện chị M bị hôn mê, hàng xóm gây áp lực lên gia đình An và đưa chị vào Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chị M chấn thương đầu, vỡ nền sọ (gãy xoang sàng hai bên), hai tay bị gãy xương trụ, xương quay, xương mác, đồng thời còn gãy nhiều xương ngón tay ở bàn tay trái. Nằm viện điều trị được 2 ngày thì An đe dọa bắt chị phải xuất viện. Sau khi về nhà thì chị M bị An bắt làm công việc nhà và sau đó đã tiếp tục dùng cây đánh chị M một lần nữa. Sau khi phát hiện, người dân địa phương đã góp tiền đưa M đến Bệnh viện Đa khoa Nam Bình Thuận điều trị và thay nhau chăm sóc chị. Còn về phía An sau khi thực hiện hành vi đánh đập vợ mình thì An và người nhà đã tránh mặt chị M trong khi chị có dấu hiệu sang chấn tâm lý, thường xuyên chạy ra đường. Người dân đã báo cho cơ quan chức năng về vụ việc để theo dõi các biểu hiện của chị sau đó [2]. Cũng tại thời điểm này, một clip được lan truyền trên mạng xã hội ghi lại hình ảnh người chồng đánh vợ tới tấp khi vợ đang bế con nhỏ trên tay và trước sự chứng kiến của đứa con trai lớn hơn ngồi ngay gần đó. Được biết, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bắc Kạn đã chỉ đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Bắc Kạn và các cấp vào cuộc, gặp gỡ gia đình, chia sẻ, hỗ trợ người vợ bị chồng đánh. Người chồng trong clip nói trên đang công tác tại Kho bạc nhà nước huyện Bạch Thông, được biết, thời điểm vụ việc xảy ra, anh ta được cho là vừa đi nhậu về, trong tình trạng say rượu [2]. Từ hai tình huống vi phạm BLGĐ mà nhóm tác giả nêu ra, có thể khẳng định rằng BLGĐ hiện nay diễn ra vô cùng phổ biến cùng với nhiều hình thức vi phạm khác nhau, cũng như mức độ nguy hiểm cho nạn nhân ngày càng gia tăng. Từ đó có thể thấy rằng, các biện pháp PCBLGĐ của nhà nước ta chưa thực sự có hiệu quả, cần những biện pháp mới mang tính hiệu quả cao hơn. Nghiêm trọng hơn BLGĐ đã xâm phạm đến quyền con người, danh dự nhân phẩm tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Thậm chí nó còn làm xói mòn về đạo đức, mất tính dân chủ xã hội và ảnh hưởng xấu đến thế hệ tương lai. BLGĐ không chỉ gây tổn hại đến tâm lý và sức khỏe của người bị bạo hành mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lí và sức khỏe của những đứa trẻ phải chứng kiến BLGĐ. Đây cũng là nguy cơ gây tan vỡ của nhiều gia đình. 1.2 Nguyên nhân bạo lực gia đình Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến BLGĐ, nhưng các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến BLGĐ là: Từ nhận thức của mỗi người: Bất bình đẳng giới được xem là nguyên nhân chủ yếu gây ra bạo lực trong gia đình. Xã hội vẫn tồn tại những quan niệm bất bình đẳng giới trong gia đình như định kiến giới, tư tưởng trọng nam khinh nữ. Trong gia đình, người phụ nữ có vị thế và quyền lực không ngang bằng với nam giới, không có quyền tham gia vào các quyết định trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bạo lực gia đình Phòng chống bạo lực gia đình Luật hôn nhân và gia đình Bạo lực về thể chất Bạo lực về tinh thần Bạo lực về kinh tếGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 86 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 72 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Luật học: Chính sách pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam
207 trang 41 0 0 -
Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình
174 trang 37 0 0 -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
17 trang 35 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 6: Luật hôn nhân và gia đình
19 trang 34 0 0 -
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
27 trang 33 0 0 -
Bình đẳng hôn nhân theo tinh thần Phật giáo
10 trang 33 0 0 -
Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về điều kiện kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
7 trang 32 0 0 -
Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Lê Minh Toàn
560 trang 32 0 0