Danh mục

Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 274.28 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày việc tìm hiểu những quy định của pháp luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) Việt Nam đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng như việc áp dụng, thực hiện các quy định này trong thực tiễn đều rất cần thiết. Mời các bạn tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP Lê Anh Tuấn, Nguyễn Huyền Trang* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: PGS.TS. Bành Quốc Tuấn TÓM TẮT Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), một thách thức, một rào cản đáng quan ngại cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh nền kinh tế mang xu hướng hội nhập. Trong một môi trường cạnh tranh về kinh tế, đòi hỏi chúng ta cần có những cái nhìn tổng quát về vấn đề này, đồng thời cũng có sự thay đổi sao cho phù hợp với sự biến động chung của thế giới và trước hết là của đất nước. Ở Việt Nam chúng ta, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề này kể từ thời điểm Bộ luật Dân sự được ban hành năm 1995 trong đó sở hữu trí tuệ (SHTT) đã là một chương trong Bộ luật Dân sự; với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội; đặc biệt kể từ khi Đảng và Nhà nước ta xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, năm 2005 Luật SHTT đã được tách ra thành đạo luật riêng. Mới đây, ngày 22/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1068/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược SHTT đến năm 2030, cho thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của lĩnh vực SHTT. Phát triển hệ thống SHTT phải đồng bộ với tất cả các giai đoạn: sáng tạo, xác lập quyền, khai thác và bảo vệ quyền SHTT. Trong đó, việc khai thác và bảo vệ quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng đang là vấn đề ngày càng ‚nóng‛, mang tính thời sự không chỉ ở Việt Nam mà là vấn đề quốc tế. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về: Thực trạng và nguyên nhân xâm phạm quyền SHCN; Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHCN và một số kiến nghị về vấn đề này. Từ khóa: Bảo vệ, bồi thường thiệt hại, sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, xâm phạm. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh toàn cầu, vấn đề bảo vệ quyền SHTT trở nên đặc biệt quan trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu trong quan hệ kinh tế quốc tế. [Từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vấn đề bảo vệ quyền SHTT, chống sản xuất, buôn bán hàng hóa xâm phạm quyền SHTT ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, tình trạng xâm phạm SHTT ở nước ta hiện nay vẫn khá phổ biến và ngày càng phức tạp, trong khi đó các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm này chưa thực sự phát huy hiệu quả] 6… Các hành vi xâm phạm quyền SHCN được thực hiện bằng nhiều phương pháp thủ đoạn mới như sử dụng công nghệ cao, sử dụng các thiết bị hiện đại,... làm cho người tiêu dùng và các cơ quan quản lý khó phát hiện. Có thể thấy, SHCN là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng SHCN. Như vậy, 1592 người nào sử dụng các đối tượng SHCN của người khác đang trong thời gian bảo hộ mà không xin phép chủ sở hữu các đối tượng này thì bị coi là xâm phạm quyền SHCN (trừ các trường hợp có quy định riêng) và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật vì vậy bồi thường thiệt hại là một biện pháp dân sự quan trọng và hữu hiệu được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Mặc dù bồi thường thiệt hại là một biện pháp hữu hiệu và phù hợp trong việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHCN. Tuy nhiên, biện pháp này rất ít được áp dụng trong thực tế. Lần đầu tiên, những quy định riêng về bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền SHTT được quy định trong Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019). Còn trước đó, quy định về bồi thường thiệt hại liên quan đến SHTT được áp dụng theo Bộ luật dân sự. Chính vì vậy, việc tìm hiểu những quy định của pháp luật Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019) Việt Nam đối với vấn đề bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền SHTT cũng như việc áp dụng, thực hiện các quy định này trong thực tiễn đều rất cần thiết. 2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP 2.1 Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, tình trạng xâm phạm quyền SHTT nói chung và quyền SHCN nói riêng vẫn diễn ra ngày càng phổ biến và có tính chất ngày càng tinh vi. Thực trạng này không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà nó đã trở thành vấn nạn của cả nền kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, thông qua quy định pháp luật, chúng ta đã có nhiều nỗ lực trong việc giải quyết thực trạng này. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn bị coi là quốc gia có hệ thống bảo vệ quyền SHTT chưa tốt, hoạt động thực thi quyền SHTT còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả. Sau khi Luật Sở hữu Trí tuệ được ban hành năm 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009, 2019), cùng với các văn bản quy phạm pháp luật xây dựng và điều chỉnh hành lang pháp lý liên quan đến lĩnh vực SHTT, nhìn chung hoạt động thương mại đặc biệt các hoạt động kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực SHTT đã có những bước chuyển mình tích cực. Hướng đi này đem đến sự an tâm đối với hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc đồng thời cũng là ‚bước đệm‛ nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại với các quốc gia, những tập đoàn kinh tế trong khu vực cũng như toàn thế giới. Cụ thể, trong giai đoạn từ 01/01/2006 đến 31/12/2016, theo thống kê, Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 403.914 đơn đăng ký xác lập quyền đối với các đối tượng quyền SHCN, cấp 231.765 văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng quyền SHCN, tiếp nhận 11.349 đơn khiếu nại liên quan đến hoạt động xác lập quyền SHCN và đã tiến hành xử lý 6.475 đơn. Với nỗ lực chung của các cơ quan thực thi quyền SHTT, hoạt động thực thi bảo vệ quyền SHTT ở nước ta đã thu được một số kết quả tương đối khả quan. Cũng trong giai đoạn 10 năm thi hành Luật SHTT, các ...

Tài liệu được xem nhiều: