Danh mục

Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 295.41 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mang thai hộ là một quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014. Trong phạm vi bài viết, này nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng áp dụng một số quy định pháp luật về việc mang thai hộ trong, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MANG THAI HỘ Nguyễn Thị Mỹ Duyên, Trần Chí Tài, Lý Thu Thảo* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Mang thai hộ là một quy định được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) năm 2014. Hiện nay, vấn đề vô sinh của các cặp vợ chồng trẻ ngày càng nhiều và nó cũng ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình không ít. Mặc dù trình độ khoa học phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề sinh sản đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh, một phần do nhu cầu quá nhiều và có những trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công. Vì vậy việc mang thai hộ là một biện pháp giúp họ có con như mong muốn. Trong phạm vi bài viết, này nhóm tác giả sẽ phân tích thực trạng áp dụng một số quy định pháp luật về việc mang thai hộ trong, từ đó kiến nghị giải pháp góp phần hoàn thiện vấn đề này. Từ khoá: hiếm muộn, kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mang thai hộ, sinh con, vô sinh. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thống kê của ngành y tế cho biết vấn đề vô sinh hiếm muộn đang là gánh nặng trong lĩnh vực sản phụ khoa của Việt Nam với tỷ lệ vô sinh hiếm muộn là gần 8% dân số [1]. Vấn đề vô sinh hiếm muộn của các cặp vợ chồng trẻ đã ảnh hưởng ít nhiều đến hạnh phúc gia đình. Mặc dù trình độ khoa học phát triển nhưng vẫn không giải quyết hết được những vấn đề sinh sản đối với các cặp vợ chồng bị vô sinh, một phần do nhu cầu quá nhiều và có những trường hợp đã thực hiện nhiều lần kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhưng vẫn không thành công. Mong muốn của các cặp vợ chồng có một đứa con cùng huyết thống với mình là mong muốn chính đáng vì đứa con được xem như cầu nối cũng như là hạnh phúc của hai vợ chồng. Vì thế việc mang thai hộ là biện pháp cuối cùng giúp họ có được con như họ mong muốn khi họ đã áp dụng hết tất cả các biện pháp hỗ trợ sinh sản mà người phụ nữ vẫn không thể mang thai được. Trước đây, nhu cầu mang thai hộ khá phổ biến nhưng do pháp luật cấm nên nhiều cặp vợ chồng phải ra nước ngoài để thực hiện trái phép việc mang thai hộ hoặc tìm đến những dịch vụ mà pháp luật không cho phép như “đẻ thuê”, tiềm ẩn những hậu quả pháp lý và thiệt hại khó lường trước được. Quy định về mang thai hộ đã được Quốc hội thông qua lần đầu tiên và được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nhưng còn nhiều bất cập, nhiều khe hở pháp luật bị kẻ xấu lợi dụng. 1956 2 THỰC TRẠNG Thứ nhất, trong Luật HN&GĐ 2014 chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Cụ thể, ở khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế hoặc lợi ích khác”[2]. Ở đây, pháp luật chưa quy định rõ việc hưởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác là gì. Ví dụ về trường hợp việc em trong nhà nhờ chị ruột của mình mang thai hộ chị A đồng ý và được vợ chồng cô em bồi dưỡng đầy đủ trong thời gian mang thai, sau khi sinh hạ thành công đứa trẻ chị A tiếp tục được nhận một khoản tiền lớn để phục hồi sức khỏe sau sinh. Với trường hợp này có được xem là mang thai hộ vì mục đích thương mại hay không? Rõ ràng để kiểm soát những trường hợp tương tự như thế này thì rất khó bởi vì để xác định những khoản tiền mà chị A nhận hoàn toàn có phải là tiền bồi dưỡng hay không hay là thù lao của việc mang thai hộ. Vì vậy, cần phải có tiêu chí rõ ràng và chi tiết việc mang thai hộ vì mục đích thương mại thì mới có thể hạn chế được các biến tướng của việc mang thai hộ trên thực tế. Theo nhóm tác giả, khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 cần sửa đổi bổ sung như sau: “Mang thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng lợi về kinh tế; cho, nhận tài sản có giá trị lớn”[2]. Thứ hai, một trong những yêu cầu quan trọng về điều kiện của người mang thai hộ là bản thân người này phải đã từng sinh con. Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ban hành ngày 28/01/2015 quy định về sinh con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì có thể xác định, việc xác nhận người mang thai hộ “đã từng sinh con” thuộc thẩm quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm điều này là không cần thiết bởi lẽ sẽ làm tăng tính phức tạp về thủ tục. Với điểm e khoản 1 Điều 14 Nghị định số 10/2015/NĐ-CP, nhóm tác giả đề nghị bên nhờ mang thai hộ chỉ cần cung cấp “ ản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này”[4] để tránh sự rườm rà không cần thiết, việc người mang thai hộ đã từng sinh con có thể chứng minh dễ dàng qua việc họ xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của bất kỳ người con nào của họ, và như vậy sẽ trở nên đơn giản hóa về mặt thủ tục cũng như phù hợp với Luật Hộ tịch, tạo thuận lợi cho các bên trong việc thực hiện hồ sơ đề nghị mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Thứ ba, về vấn đề quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được ghi nhận theo khoản 3 Điều 51 Luật HN&GĐ 2014 thì “Người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”[2]. Với quy định này thì việc sinh con sẽ gắn liền với trách nhiệm nuôi con dưới 12 tháng tuổi và trong trường hợp này thì người chồng không được yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì không tuân thủ theo nguyên tắc này. Bởi lẽ, người vợ được nhờ mang thai hộ sau khi sinh con sẽ có trách nhiệm phải giao con cho cặp vợ chồng vô si ...

Tài liệu được xem nhiều: