Danh mục

Thực trạng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 118.37 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện với 429 học sinh (HS) ở 08 trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà nội. Ngoài phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu là hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phân tích sản phẩm để tìm hiểu thực trạng chọn nghề ở trường trung học phổ thông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 220-227 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trương Thị Hoa Khoa Tâm lí - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nghiên cứu được thực hiện với 429 học sinh (HS) ở 08 trường THPT trên địa bàn Thành phố Hà nội. Ngoài phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu là hai phương pháp nghiên cứu chủ đạo còn sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phân tích sản phẩm để tìm hiểu thực trạng chọn nghề ở trường trung học phổ thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đa số HS đã chọn được nghề tuy nhiên lí do chọn nghề của các em mang đậm nét cảm tính. Bên cạnh đó khả năng nhận thức và đánh giá bản thân, hiểu biết về ngành nghề, về trường dự định thi của HS ở mức độ trung bình và thấp thậm chí còn rất thấp. Do vậy có thể khẳng định, kết quả giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổ thông hiện nay là chưa mang lại hiệu quả cao. Từ khóa: Học sinh, chọn nghề, giáo dục hướng nghiệp, trung học phổ thông.1. Mở đầu “Lựa chọn nghề nghiệp là quá trình đối chiếu so sánh những đặc điểm yêu cầu tính chất củamột nghề với điều kiện của bản thân về năng lực, nhu cầu, nguyện vọng, sở thích để tìm cho mìnhmột nghề nghiệp phù hợp. Việc lựa chọn này đòi hỏi một sự cân nhắc, suy nghĩ nghiêm túc xuấtphát từ những điều kiện đã có của bản thân, kết hợp với việc tiếp thu kinh nghiệm của những ngườiđi trước. Lựa chọn nghề nghiệp là một quá trình hoàn toàn tự giác, chỉ khi cá nhân nắm vững laođộng đặc thù của nghề, kết hợp chặt chẽ điều kiện chủ quan của bản thân và những yêu cầu kháchquan của nghề, lúc đó mới có thể định hướng phát triển, đạt những thành tựu tốt trong nghề” [2]. Khi đưa ra quyết định lựa chọn nghề nghiệp, điều quan trọng là cá nhân phải ý thức đượcgiá trị, năng lực, sở thích của bản thân, sự hiểu biết đúng về bản thân là động lực kích thích sự lựachọn [3]. Cá nhân sẽ tiết kiệm được thời gian để đưa ra quyết định của mình [4]; HS muốn có đượcnhững quyết định chọn nghề đúng đắn thì cần phải đối chiếu năng lực, sở thích, tính cách, của cánhân với những đặc điểm, yêu cầu của ngành nghề, và với nhu cầu nhân lực của xã hội. Quan trọngvà chủ yếu nhất là kết hợp hài hòa ba yếu tố trên trong đó yếu tố đặt lên hàng đầu đối với HS là“Nghề đó cần cho xã hội” [1]. Như vậy, khi có kiến thức về nghề, kiến thức về bản thân (giá trị,năng lực, nguyện vọng, sức khỏe...), thông tin về nhu cầu nhân lực của xã hội và sự lựa chọn cóthể thay thế, sau đó HS sẵn sàng, tự tin với một quyết định chọn nghề. Trong nhà trường phổ thông, giáo dục hướng nghiệp có vai trò định hướng nghề cho HS.Giúp HS lựa chọn được nghề phù hợp với năng lực, sở thích, hứng thú, tính cách của HS và nhuLiên hệ: Trương Thị Hoa, e-mail: hoatlgd.dhsphn@gmail.com.220 Thực trạng chọn nghề của học sinh trung học phổ thôngcầu của xã hội, với điều kiện gia đình. Giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua nhiềucon đường giáo dục hướng nghiệp khác nhau như thông qua hoạt động ngoại khóa, thông qua hoạtđộng giáo dục hướng nghiệp, thông qua dạy học các môn học cơ bản và đặc biệt thông qua thamvấn nghề. . . . Vậy các con đường giáo dục hướng nghiệp nêu trên đã thực sự phát huy vai trò củanó để đem lại hiệu quả cao? Để khẳng định giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường trung học phổthông đã thực sự đạt được kết quả như thế nào? Trả lời câu hỏi đó chúng tôi đã tiến hành khảo sát429 HS, 217 giáo viên tại 4 trường THPT thuộc khu vực nội thành: Trần Phú, Phan Đình Phùng,Trần Nhân Tông, Nguyễn Gia Thiều và 4 trường thuộc khu vực ngoại thành: Cao Bá Quát, VânNội, Phú Xuyên A, Ngọc Tảo. Với những nội dung cụ thể như sau: Khả năng chọn nghề của HS;mức độ nhận thức và đánh giá về bản thân; hiểu biết về ngành nghề, hiểu biết về trường đào tạocủa HS.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khả năng chọn nghề của học sinh Ở nội dung này, chúng tôi tìm hiểu việc lựa chọn nghề của HS với câu hỏi “Em chọn nghềgì? Vì sao em chọn nghề đó?”. Kết quả được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2.1. Khả năng chọn nghề của HS Không chọn được nghề Chọn được nghề Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Nội thành 37 15,29 205 84,71 Khu vực Ngoại thành 42 22,46 145 77,54 10 8 30,77 18 69,23 Khối lớp 11 17 19,32 71 80,68 12 ...

Tài liệu được xem nhiều: